Xem thêm

Cây Đinh Lăng: Giảm bệnh và bồi bổ sức khỏe một cách tự nhiên

Cây Đinh Lăng - Trong dân gian, loại cây này được người ta thường truyền tai nhau như “nhân sâm của người nghèo”. Ngoài tác dụng trang trí, làm đẹp cảnh quan thì cây Đinh...

Cây Đinh Lăng - Trong dân gian, loại cây này được người ta thường truyền tai nhau như “nhân sâm của người nghèo”. Ngoài tác dụng trang trí, làm đẹp cảnh quan thì cây Đinh Lăng còn có những công dụng vô cùng quý giá đối với sức khỏe con người. Để các bạn hiểu rõ hơn về loại cây đặc biệt này, WikiHow Việt Nam sẽ chia sẻ cho bạn các thông tin thú vị dưới đây.

Đặc điểm cây Đinh Lăng

Đinh Lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa thuộc họ nhân sâm, là loài cây ưa sáng và chịu khô hạn tốt. Trên thế giới, cây phân bố chủ yếu ở Trung Quốc và Việt Nam. Ngoài tên gọi phổ biến là Đinh Lăng, người dân còn gọi bằng tên khác như cây gỏi cá hoặc nam dương sâm.

Đinh Lăng thuộc loại cây bụi, có chiều cao trung bình từ 0,8 - 1m, đôi khi có thể cao tới 2m. Thân cây nhỏ, nhẵn bóng và không có gai. Lá cây màu xanh nhạt dạng răng cưa ở đầu mép, lá thon nhỏ xếp so le. Bộ rễ của đinh lăng dạng củ nhiều chùm và có màu vàng nhạt. Đây là bộ phận được sử dụng nhiều nhất trong các bài thuốc đông y. Cây đinh lăng ra hoa theo mùa, hoa có màu xanh nhạt và có kích thước khá nhỏ.

Thật hư về công dụng của cây đinh lăng Thật hư về công dụng của cây đinh lăng

Cây Đinh Lăng có mấy loại?

Trên thế giới, có tới 7 loại cây Đinh Lăng khác nhau bao gồm: Đinh Lăng lá nếp, Đinh Lăng lá tẻ, Đinh Lăng đĩa, Đinh Lăng lá răng, Đinh Lăng lá tròn, Đinh Lăng mép lá bạc...

Tuy nhiên, chỉ có cây Đinh Lăng lá nếp hay còn gọi là nam dương sâm. Loại đinh lăng này mới có tác dụng như một vị thuốc đối với sức khỏe của con người. Vì vậy, trước khi quyết định sử dụng bất kỳ bộ phận nào của cây Đinh Lăng, bạn cần tìm hiểu thật kỹ những thông tin chính xác nhất về tác dụng của chúng.

Cây đinh lăng khá dễ trồng và chăm sóc. Bộ rễ của nó khá lớn nên người ta thường đặt chúng ở trong những chậu lớn hoặc trồng ở vườn. Hơn nữa, đinh lăng là loài cây ưa sáng nên trồng ở khu vực thoáng đãng và nhiều ánh nắng sẽ tốt cho sự phát triển của cây.

Ngoài ra, loại cây này cũng có khả năng chịu hạn khá tốt. Bạn chỉ cần tưới nước mỗi ngày một lần vào buổi sáng là đủ. Nếu bạn muốn nhân giống đinh lăng thành nhiều cây con thì cũng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần cắt những cành to khỏe sau đó giâm xuống đất. Một thời gian ngắn sau, cành giâm sẽ mọc rễ và bạn đã có những cây đinh lăng mới rồi.

Thành phần hóa học trong cây đinh lăng

Theo Đông y, đinh lăng là loại cây có vị đắng, tính mát. Những bộ phận như lá, hoa, rễ của cây lúc phơi khô lên có mùi rất thơm giống mùi thuốc bắc. Các nhà khoa học đã tìm thấy có tới 8 loại saponin khác nhau trong những bộ phận của cây đinh lăng, tập trung chủ yếu ở vỏ rễ. Ngoài ra, đinh lăng còn chứa các chất khác như alcaloid, flavonoid, vitamin B, glucozit, vitamin B và các loại axit amin khác...

Cũng chính những đặc tính này mà đinh lăng có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Nếu tận dụng đúng cách, cây đinh lăng có thể chữa được một số bệnh và giúp bồi bổ cơ thể.

Những tác dụng của cây đinh lăng

Từ xưa, cây đinh lăng đã được lưu truyền trong dân gian là một loại nhân sâm quý của người nghèo. Bởi nó có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của con người mà lại rất dễ tìm chứ không quá khan hiếm như nhân sâm. Hầu như tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh như lá, rễ, vỏ rễ, thân (trừ quả của nó hiếm khi được dùng).

Thông thường, người ta thường dùng lá cây đinh lăng phơi khô, tuy nhiên, một số trường hợp bạn có thể sử dụng lá tươi cũng được. Lá đinh lăng phơi khô sẽ có mùi thơm rất đặc trưng.

Còn rễ của cây thì người ta thường phơi khô, thái lát mỏng hoặc ngâm rượu là chủ yếu. Để bộ rễ của cây có thể thu hoạch được, cần ít nhất phải 3 năm, bởi lúc đó các chất trong cây mới đạt đủ tiêu chuẩn.

Hoa của cây đinh lăng cũng là một bộ phận rất hữu ích. Hoa thu hoạch vào mùa hè từ tháng 4 - tháng 7, sau đó phơi khô và có thể dùng dần trong suốt cả năm.

Cây đinh lăng có tác dụng chữa bệnh hiệu quả

Cây đinh lăng có tác dụng chữa bệnh hiệu quả

Có rất nhiều cách để chế biến các bộ phận của cây đinh lăng phục vụ cho sức khỏe của con người: Bạn có thể hái rồi dùng tươi như ăn với gỏi cá, phơi khô, ngâm rượu, sắc lấy nước uống… Cách nào cũng sẽ đem lại cho bạn những hiệu quả nhất định. Vậy hãy cùng đi tìm hiểu những công dụng cụ thể của loại cây này nhé:

Lá đinh lăng có thể dùng làm gia vị trong nấu nướng

Đây là thành phần vô cùng đặc biệt trong chế biến một số món ăn như cá kho, tai heo cuốn lá đinh lăng, canh sườn heo với lá đinh lăng và đặc biệt là món gỏi cá. Vị đắng đặc trưng của lá đinh lăng sẽ khử bớt mùi tanh của thịt cá và làm cho món ăn có mùi vị rất riêng.

Đinh lăng có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt

Bạn chỉ cần ngâm củ cây đinh lăng vào trong bình rượu. Mỗi ngày uống một ly nhỏ sẽ giúp lưu thông khí huyết và giúp cơ thể cường tráng hơn.

Tác dụng thanh nhiệt cơ thể

Bộ phận thường dùng: Lá cây.

Cách dùng: Phơi khô sau đó đem nấu với nước uống. Bạn có thể cho thêm vào nước một ít cam thảo hoặc hoa cúc để tăng khả năng thanh nhiệt cơ thể và giải độc. Nước này có thể sử dụng để uống hàng ngày nhưng không nên thay thế nước lọc.

Chữa ho, hen suyễn

Bộ phận thường dùng: Rễ cây.

Cách dùng: Rễ cây sau khi thu hoạch thì tiến hành rửa sạch và phơi khô. Sau đó, ngâm vào rượu cùng với một số loại thảo dược khác như rễ cây dâu, gừng khô, rau tần dày, đậu săn, bách bộ… và dùng dần.

Chữa kinh giật, khó ngủ ở trẻ em

Đối với những em bé hay quấy khóc về đêm và hay giật mình thì ông cha ta từ xưa đã có bài thuốc rất hay từ cây đinh lăng này. Đó là dùng lá đinh lăng phơi khô và để trong vỏ gối cho trẻ kê hoặc trải dưới nệm của bé ngủ. Mùi thơm và những hoạt chất trong cây đinh lăng sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn.

Cây đinh lăng có tác dụng chữa bệnh hiệu quả

Những tác dụng của cây đinh lăng

Chữa liệt dương, suy yếu sinh lý ở nam giới

Dùng dễ đinh lăng phơi khô kết hợp thêm một số thảo dược như kỷ tử, hoài sơn, ý dĩ, long nhãn, hoàng tinh, cám nếp… Sau đó sắc nước và uống mỗi ngày.

Chữa tắc tia sữa cho phụ nữ sau sinh và bồi bổ sức khỏe cho sản phụ

Cách dùng: Lấy một nhúm lá đinh lăng (tươi hoặc khô) hãm lấy nước uống hoặc nấu canh. Lưu ý nên sử dụng nước uống này khi còn nóng và uống trong ngày, tuyệt đối không nên để qua ngày hôm sau.

Chữa cảm sốt, mụn nhọt, làm lành vết thương

Cách dùng: Nếu như bị cảm sốt có thể nấu nước lá đinh lăng và xông để cơ thể thoát mồ hôi. Trường hợp bị sưng đau hoặc mụn nhọt thì giã lá đinh lăng tươi sau đó đắp lên vùng bị sưng đau. Lá đinh lăng sẽ giảm sưng và giảm viêm rất tốt.

Chữa mề đay mẩn ngứa và dị ứng

Đối với những người bị dị ứng hoặc mẩn ngứa, có thể sử dụng lá đinh lăng nấu nước và uống. Sử dụng liên tục trong vòng 10 ngày sẽ giảm mề đay, mẩn ngứa.

Chữa rối loạn kinh nguyệt

Cách dùng: Lấy một lượng lá đinh lăng phơi khô sau đó hãm lấy nước uống. Uống đều đặn hàng ngày đến khi kinh nguyệt điều hòa trở lại thì ngừng uống. Lá đinh lăng có tác dụng vô cùng tuyệt vời đối với chị em phụ nữ.

Ngoài ra, đinh lăng còn có một số tác dụng khác như: Chữa các bệnh về tiêu hóa, chữa viêm gan, thiếu máu, các bệnh về thận. Giúp giảm căng thẳng mệt mỏi và lưu thông khí huyết…

Củ đinh lăng có công dụng gì

Một vài lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng

Đinh lăng có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, bạn phải lưu ý một số điều sau để tránh những tác hại không mong muốn.

Liều dùng

Không nên sử dụng nước nấu từ cây đinh lăng thay nước uống hàng ngày. Hãy uống một liều lượng vừa đủ theo từng liệu trình chứ không dùng nó thay nước lọc. Bởi vì bất kỳ một loại thảo mộc nào dù có tốt đến đâu thì khi sử dụng quá nhiều đều gây hại cho cơ thể.

Đặc biệt, nếu chúng ta sử dụng quá liều thì hoạt chất saponin có trong cây đinh lăng sẽ gây vỡ hồng cầu. Lúc đó chúng ta sẽ gặp những triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt…

Đối tượng sử dụng đinh lăng

Chỉ những ai gặp phải các vấn đề sức khỏe thì mới nên sử dụng cây đinh lăng. Phụ nữ sau sinh cũng có thể sử dụng trong việc hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau sinh. Tuy nhiên, liều lượng sử dụng cũng nên giới hạn.

Tuyệt đối không nên cho trẻ em uống nước sắc từ cây đinh lăng, bởi vì cơ thể của trẻ em chưa hoàn thiện đầy đủ để chống lại những chất độc hại tiềm ẩn. Bạn chỉ nên dùng lá đinh lăng lót dưới gối để giúp bé ngủ ngon giấc hơn. Ngoài ra, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tuyệt đối không sử dụng các bộ phận của cây đinh lăng.

Các bài thuốc dân gian từ cây đinh lăng có từ xưa. Người dân hay truyền tai nhau về những lợi ích của nó. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có những bài thuốc phù hợp nhất, tránh trường hợp tự ý sử dụng để chữa bệnh.

Cách trồng và chăm sóc cây đinh lăng

Hiện nay, ở nước ta, đinh lăng đang được trồng theo quy mô trang trại để làm thảo dược phục vụ trong y học. Những nơi trồng nhiều có thể kể đến như Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Đồng Nai…

  • Giống: Đinh lăng được trồng bằng phương pháp giâm cành vào bầu. Nên chọn những cành bánh tẻ khoảng 15 - 25cm. Tiến hành chăm sóc bầu đến khi cành rụng hết lá, ra chồi mới, ra rễ thì mới đưa ra ruộng để trồng.

  • Thời gian: Đinh lăng phù hợp với nhiều thời điểm trong năm, nhưng tốt nhất là nên trồng vào khoảng thời tiết nắng ấm từ tháng 2 - tháng 4 dương lịch.

  • Đất: Đất thích hợp để trồng cây đinh lăng là loại đất mùn, tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt. Do cây không chịu được úng ngập nên người ta thường trồng trên những luống cao từ 20 - 30 cm. Mỗi cây đinh lăng nên trồng cách nhau ít nhất 50cm để cây có đủ không gian phát triển.

Trồng cây đinh lăng tại nhà Trồng cây đinh lăng tại nhà

  • Nước: Đinh lăng là loài cây chịu hạn tốt nên tránh trường hợp tưới nước quá nhiều dễ gây ngập úng.

  • Phân bón: Khi tiến hành làm đất để bắt đầu trồng, phải bón lót bằng phân chuồng ủ mục + phân lân.

Sau đó, bón thúc thêm 2 lần nữa vào 2 giai đoạn phát triển của cây:

  • Bón thúc lần 1: Vào lúc cây ra lá mới, các chồi non phát triển.

  • Bón thúc lần 2: Sau 5 - 6 tháng kể từ bón thúc lần 1.

Năm thứ 2, tiến hành bón thêm một lượng phân chuồng và các phân đạm, lân, kali, vôi bột…

Phòng trừ sâu bệnh trên cây Đinh Lăng

Đinh lăng thường gặp phải một số vấn đề như bị sâu cuốn lá, rầy nâu, côn trùng gây hại. Bởi vậy, trong quá trình chăm sóc phải kiểm tra kỹ lưỡng và dùng các loại thuốc diệt sâu bọ, côn trùng để có thể ngăn chặn kịp thời sự lây lan của mầm bệnh. Thường xuyên làm cỏ xung quanh gốc cây, phát quang không gian thoáng mát để cây phát triển tốt nhất.

Trên đây là những thông tin chi tiết về cây Đinh Lăng cũng như tác dụng của nó đối với sức khỏe. Hy vọng với những thông tin này, bạn đã biết thêm nhiều kiến thức về loại cây này.

1