Top 10 các loại hạt cho bé ăn dặm giàu dinh dưỡng

Bước vào độ tuổi ăn dặm, cơ thể của bé đã bắt đầu có thể dung nạp các chất dinh dưỡng từ nhiều loại thực phẩm ngoài sữa mẹ. Hệ tiêu hóa và khả năng...

top-10-cac-loai-hat-cho-be-an-dam-giau-dinh-duong

Bước vào độ tuổi ăn dặm, cơ thể của bé đã bắt đầu có thể dung nạp các chất dinh dưỡng từ nhiều loại thực phẩm ngoài sữa mẹ. Hệ tiêu hóa và khả năng ăn, uống của bé cũng tốt hơn. Do đó, mẹ có thể chế biến món ăn từ các loại hạt cho bé ăn dặm để bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng.

Các loại hạt cho bé ăn dặm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Lúa mì, đậu gà, yến mạch, hạnh nhân, óc chó,… là các loại hạt ăn dặm cho bé chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất mà mẹ có thể sử dụng. Tuy nhiên, làm sao để chế biến các loại hạt cho bé ăn dặm đúng cách, giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao là điều mà rất nhiều mẹ thắc mắc. Hãy cùng Burine tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Top 10 các loại hạt hữu cơ cho bé ăn dặm tốt nhất, giàu dinh dưỡng, giúp bé thông minh

Bổ sung các loại hạt hữu cơ cho bé ăn dặm không chỉ làm phong phú thêm thực đơn ăn dặm của bé, giúp bé cảm thấy thích thú và không bị ngán mà còn giúp bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Dưới đây là gợi ý 10 loại hạt hữu cơ giàu dinh dưỡng, giúp bé thông minh, được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn.

Hạt chia mang nhiều chất xơ

Hạt chia có kích thước nhỏ, màu đen, là hạt của cây Salvia Hispaniola, cùng họ với cây bạc hà, húng quế. Đây là loại hạt dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe của cả người lớn và trẻ em. Cứ mỗi 28g hạt chia sẽ chứa 11g chất xơ, 4g chất đạm, 9g chất béo (trong đó có đến 5g là omega-3), 18% RDA canxi, 30% RDI mangan, 30% RDI magiê, 27% RDI photpho. Ngoài ra còn có kẽm, vitamin B3, kali, vitamin B1, vitamin B2,…

hat-chia-la-loai-hat-dinh-duong

Tác dụng của hạt chia đối với sức khỏe của bé

  • Hàm lượng chất xơ dồi dào của hạt chia sẽ giúp làm sạch đường ruột, loại bỏ chất bẩn trong đường tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh táo bón. Đặc biệt là các bé không chịu ăn rau thì sử dụng hạt chia là một sự lựa chọn tốt để bổ sung sự thiếu hụt chất xơ do chế độ ăn không đủ rau xanh.
  • Các chất béo chưa bão hòa, omega-3 góp phần hỗ trợ quá trình phát triển tế bào thần kinh, giúp bé thông minh hơn. Ngoài ra còn giúp tăng cường thị lực cho bé.
  • Lượng lớn chất đạm và các axit amin thiết yếu trong hạt chia giúp bổ sung năng lượng cho bé.
  • Bổ sung thêm canxi giúp bé phát triển chiều cao, cũng như giúp xương, răng chắc khỏe.

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý là chỉ nên chế biến hạt chia cho bé ăn dặm khi bé được 9 - 10 tháng tuổi trở lên với khoảng 5 - 10g mỗi ngày. Bởi lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã phát triển và cứng cáp hơn, có thể tiêu hóa và hấp thụ được những dưỡng chất có trong hạt chia.

Một số gợi ý về cách chế biến hạt chia thành món ăn dặm cho bé
  • Hạt chia và nước ấm: Đây là cách chế biến hạt chia đơn giản nhất, mẹ chỉ cần ngâm hạt chia trong nước ấm khoảng 3 - 5 phút cho hạt chia nở ra là có thể cho bé uống.
  • Hạt chia và nước trái cây: Mẹ cho 10g hạt chia vào nước trái cây, thỉnh thoảng dùng thìa khuấy đều để hạt chia không bị vón cục và chờ khoảng 10 phút cho chia nở hết là có thể cho bé uống.
  • Bánh hạt chia: Mẹ xay mịn hạt chia rồi trộn chung với bột mì, trứng, sữa,… để làm bánh hoặc rắc trực tiếp hạt chia lên chiếc bánh.
  • Cháo yến mạch hạt chia: Mẹ ngâm hạt chia với nước ấm cho hạt nở ra rồi cho qua rây để lọc lấy phần hạt. Yến mạch thì mẹ ngâm hoặc đun nóng với sữa cho mềm. Sau đó trộn hạt chia với yến mạch và cho bé dùng.
  • Sinh tố bơ chuối hạt chia: Mẹ xay nhuyễn 1 nửa quả bơ, 1 quả chuối và 1 thìa cà phê hạt chia. Sau đó cho ra ly và cho bé thưởng thức.

sinh-to-bo-chuoi-hat-chia

Hạt lúa mì có hàm lượng carbohydrate cao

Lúa mì là một trong các loại hạt cho bé ăn dặm vô cùng quen thuộc, còn được gọi là lúa miến hay tiểu mạch. Loại ngũ cốc này chứa thành phần dinh dưỡng phong phú. Phân tích thành phần của một hạt lúa mì, nước chiếm 12%, carbohydrate chiếm 70%, protein chiếm 12%, chất béo chiếm 2%, khoáng chất chiếm 1,8%, còn lại là chất xơ thô chiếm 2,2%. Ngoài ra, trong hạt lúa mì còn chứa thiamin, riboflavin, selen, mangan, photpho, axit phytic,…

lua-mi-la-mot-trong-cac-loai-hat-cho-be-an-dam

Những lợi ích mà hạt lúa mì mang lại cho sức khỏe

  • Trong thành phần của lúa mì có đến 70% là carbohydrate. Do đó, có thể nói lúa mì là kho dự trữ nguồn carbohydrate tự nhiên vô cùng dồi dào, giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động thể chất của bé.
  • Hạt lúa mì rất dễ tiêu hóa và bổ sung nhiều dưỡng chất, rất phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của bé. Vì vậy, mẹ nên chế biến các món ăn dặm từ lúa mì cho bé, giúp ngăn ngừa các bệnh như đầy hơi, đau bụng, buồn nôn,…
  • Chất xơ có trong hạt lúa mì giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, cải thiện quá trình trao đổi chất.

Gợi ý một số món ăn dặm cho bé được chế biến từ lúa mì

  • Cháo lúa mì: Món ăn dặm này phù hợp cho các bé từ 7 tháng tuổi trở lên. Để chế biến, mẹ cần vo sạch 2 muỗng canh hạt lúa mì, sau đó cho vào nồi và thêm 700ml để nấu thành cháo. Cháo chín thì mẹ cho thêm một ít hạnh nhân rang vào cháo để tăng thêm hương vị và hàm lượng dinh dưỡng, rồi cho vào máy và xay nhuyễn. Sau đó, cho hỗn hợp vào nỗi và nấu trong khoảng 10 phút là có thể cho bé dùng.
  • Bột ăn dặm lúa mì sữa đậu phụ bí đỏ: Mẹ tán 15g đậu phụ rồi trộn với bột lúa mì, sau đó cho vào nồi và thêm 120 ml nước, nấu thành cháo. Khi cháo chín thì mẹ cho thêm 3 thìa cà phê bí đỏ xay nhuyễn vào, nấu thêm một lúc cho hỗn hợp chín đều thì tắt bếp.

Trong trường hợp mẹ không có quá nhiều thời gian để chế biến, cháo ăn dặm Burine sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất lúc này. Cháo sữa Burine là sản phẩm được rất nhiều mẹ tin dùng bởi sự thơm ngon và an toàn đối với sức khỏe của bé, mang đến một bữa ăn tiện lợi, đặc biệt là giúp các mẹ bận rộn có thể yên tâm cho bé ăn ngon mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng.

chao-an-dam-burine

Yến mạch - một trong các loại hạt cho bé ăn dặm tốt nhất

Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc vô cùng tốt cho sức khỏe của bé, được nhiều mẹ lựa chọn để bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho các bé từ 6 tháng tuổi. Cụ thể, trong 78g yến mạch khô có chứa 51g carbohydrate, 13g protein, 5g chất béo, 8g chất xơ, 191% RDI mangan, 41% RDI photpho, 34% RDI magie, 24% RDI đồng, 20% RDI sắt, 20% RDI kẽm, 11% RDI folate, 39% RDI vitamin B1, 10% RDI vitamin B5,…

yen-mach-nu-hoang-cua-cac-loai-hat-cho-be-an-dam

Những tác dụng tuyệt vời của yến mạch đối với sức khỏe

  • Yến mạch một trong các loại hạt cho bé ăn dặm chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển về cả thể chất và trí tuệ của bé.
  • Yến mạch không chứa gluten nên sẽ không gây ra các dị ứng cho bé.
  • Yến mạch rất giàu chất xơ, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé, ngăn ngừa bệnh táo bón hiệu quả.
  • Trong thành phần của yến mạch có chứa một loại đường có tên là beta-glucans. Đây là chất giúp tăng cường khả năng sản sinh các tế bào của hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ bé trước sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn.
  • Các hợp chất avenanthramides trong thành phần của yến mạch có tác dụng giảm viêm, bao gồm cả nhiễm trùng và vết thương.
  • Đối với một số trẻ bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 bẩm sinh, mẹ có thể chế biến yến mạch thành cách món ăn cho bé. Loại ngũ cốc này có khả năng làm giảm tình trạng kháng insulin, giảm tác động của bệnh tiểu đường.
  • Ngoài ra, người ta cũng nghiên cứu được rằng việc bổ sung thêm yến mạch vào các bữa ăn dặm của bé có thể làm giảm nguy cơ bị hen suyễn.

Các món ăn dặm cho bé được chế biến từ yến mạch

Một số món ăn dặm thơm ngon, giàu dinh dưỡng từ yến mạch mà mẹ có thể chế biến cho bé ăn là:

  • Cháo yến mạch trộn sữa: Mẹ ngâm 30g yến mạch với 3 thìa canh nước trong khoảng 5 phút để yến mạch nở ra. Sau đó cho vào nồi và nấu chín với lửa nhỏ trong khoảng 10 phút. Trong quá trình nấu, mẹ có thể thêm nước để cháo không bị khê. Khi cháo chín thì mẹ cho thêm 1 thìa canh sữa mẹ hoặc sữa công thức vào, nấu thêm 1 phút thì tắt bếp. Cuối cùng là múc cháo ra bát và đợi nguội là có thể cho bé dùng.
  • Cháo yến mạch bí đỏ: Đầu tiên, mẹ lấy khoảng 30g bí đỏ, gọt vỏ, rửa sạch và thái thành miếng nhỏ. Mẹ đem bí đỏ đi hấp chín rồi cho vào máy để xay nhuyễn. Tiếp đến, mẹ ngâm yến mạch với nước khoảng 5 phút để yến mạch nở ra. Khi yến mạch đã nở thì cho vào nồi, thêm nước và nấu chín trong khoảng 10 phút. Sau đó, mẹ cho phần bí đỏ đã xay nhuyễn vào đều. Đợi cháo sôi lại thì tắt bếp. Cho cháo ra bát và để nguội là mẹ có thể cho bé thưởng thức.

chao-yen-mach-bi-do-giau-dinh-duong

  • Bánh yến mạch: Ngoài cách chế biến yến mạch thành các món cháo ăn dặm, mẹ cũng có thể kết hợp với các loại nguyên liệu khác để làm thành các món bánh thơm ngon cho bé, ví dụ như bánh yến mạch bí đỏ, bánh yến mạch hạt óc chó, bánh chuối yến mạch,…
  • Sữa hạnh nhân yến mạch: Hạnh nhân thì mẹ luộc chín, yến mạch ngâm với nước khoảng 30 phút. Sau đó, mẹ trộn
1