Xem thêm

Sau phẫu thuật, cần kiêng ăn thịt gà bao lâu? Tìm lời giải đáp tại đây

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh. Thịt gà là món ăn thơm ngon,...

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

Thịt gà là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng thường xuất hiện trong bữa ăn gia đình hàng ngày. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, nhiều người vẫn lắng đọng câu hỏi liệu có nên ăn thịt gà hay không? Hãy cùng tìm hiểu để tìm lời giải đáp.

Sau phẫu thuật, có nên ăn thịt gà không?

"Có nên ăn thịt gà sau phẫu thuật hay không?" là câu hỏi vẫn gây tranh cãi. Theo kinh nghiệm dân gian, người sau phẫu thuật, có vết thương hở nên kiêng ăn thịt gà để tránh vết thương ngứa, kéo dài quá trình lành và hình thành sẹo. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này.

Thịt gà chứa nhiều protein, ít chất béo và giàu vitamin A, E, C, B, cùng nhiều chất khoáng như Canxi, Photpho, Sắt,... Dưới đây là bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng cho từng phần của thịt gà (không tính da và xương):

Phần thịt gà (100g) Calo Protein Chất béo
Ức gà 165 31g 3,6g
Đùi gà 209 26g 10,6g
Má đùi 172 28,3g 5,7g
Cánh gà 203 30,5g 8,1g

Với giá trị dinh dưỡng như trên, thịt gà là một nguồn dinh dưỡng phù hợp để bổ sung và tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch cho người bệnh. Protein trong thịt gà cung cấp axit amin cho tái tạo mô và phục hồi vết thương.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, hàm lượng protein cao trong thịt gà có thể làm rối loạn quá trình tăng sinh Collagen ở tế bào da của vết thương. Việc tạo ra quá nhiều Collagen dẫn đến sẹo lồi và mất thẩm mỹ. Ngoài ra, khi vết thương bắt đầu lành, việc ăn thịt gà có thể tăng cảm giác ngứa và kéo dài quá trình lành vết thương, gây sẹo lâu hơn bình thường.

Vì vậy, sau phẫu thuật, người bệnh nên tham vấn ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp, giúp vết thương phục hồi nhanh chóng. Tương tự như thịt gà, thịt vịt cũng là một món ăn ngon, tuy nhiên, sau phẫu thuật, không nên ăn thịt vịt.

Thịt gà Người sau phẫu thuật cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn thịt gà.

Người sau phẫu thuật nên kiêng ăn gì?

Người sau phẫu thuật cần lưu ý những loại thực phẩm sau đây trong khoảng thời gian vết thương chưa hồi phục:

Nhóm thực phẩm Tác động đến quá trình liền vết thương Tên các thực phẩm
Thực phẩm dễ gây dị ứng Tăng nguy cơ bị ngứa, khó chịu, viêm nhiễm vết mổ. Các loại hải sản như tôm, cua, cá biển,... Đồ nếp như xôi, chè, bánh nếp,...
Đồ ăn có tính axit cao Dễ làm vết thương sưng viêm, mưng mủ đặc biệt là bệnh nhân phẫu thuật ở đường tiêu hoá. Đồ uống có ga, hướng dương,... Đồ cay mặn, nhiều dầu mỡ
Đồ ăn nhiều chất xơ Dễ gây đầy hơi, tiêu chảy vì chất xơ ít được hấp thu ở dạ dày. Bánh mì nâu, bánh mì đen, ngô, khoai lang, sắn, đậu phộng,... Đồ ăn ôi thiu, mốc hỏng
Thức ăn sống, tái Tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột ở người sau phẫu thuật. Gỏi, nộm, sushi, rau sống, thịt bò sống, tái,... Thức ăn lên men, muối chua
Thực phẩm cứng, khó tiêu hóa Gây đầy bụng, khó tiêu vì cơ quan tiêu hóa chưa được hồi phục. Thực phẩm cứng, khô như xúc xích, bò khô,... Thức ăn khó tiêu sữa, thịt đỏ, bánh kẹo,...
Thức ăn có thể tương tác thuốc Nguy cơ tương tác với thuốc gây chậm quá trình hồi phục hoặc nguy hiểm cho người sau phẫu thuật. Cà phê, tôm, cua, lạc,... Thức ăn để lại sẹo lồi, mất thẩm mỹ cho vết mổ

Thực phẩm chứa nhiều protein Nên nạp lượng Protein vừa đủ để tránh gây sẹo lồi.

Nếu bạn đang tự đặt câu hỏi "Sau phẫu thuật có nên ăn thịt gà không?", hy vọng những chia sẻ từ chuyên gia dinh dưỡng của Nutricare đã giúp bạn tìm câu trả lời. Hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn uống tốt nhất cho người sau phẫu thuật.

Nếu bạn có thắc mắc hoặc câu hỏi, hãy liên hệ với Fanpage Nutricare hoặc gọi đến hotline 18006011 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

Ghé thăm trang web của Nutricare Thương hiệu Quốc gia Dinh dưỡng Y học để nhận thông tin về sức khỏe bổ ích và cập nhật hàng ngày.

Nutricaregold

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

1