Xem thêm

Cá cơm - Cá biển hay cá sông? Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của cá cơm

Cá cơm, dù có kích thước nhỏ nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là giàu omega 3 hơn các loại cá khác. Vậy cá cơm là cá biển...

Cá cơm, dù có kích thước nhỏ nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là giàu omega 3 hơn các loại cá khác. Vậy cá cơm là cá biển hay cá sông? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng và tác dụng của cá cơm đối với sức khỏe nhé!

Cá cơm là cá biển hay cá sông?

Cá cơm là cá gì?

Cá cơm là cá thuộc họ Cá trổng (hoặc họ Cá cơm), có tên khoa học là Engraulidae và được xếp vào nhóm cá béo. Cá cơm hiện có khoảng 17 chi và hơn 150 loài. Ở Việt Nam, thường có các loài cá cơm thuộc các chi Setipinna, Coilia, Stolephorus, Lycothrissa, Encrasicholina và Thryssa.

Cá cơm là cá gì? Cá cơm là cá gì?

Đặc điểm của cá cơm

Cá cơm có thân hình thon mảnh với kích thước nhỏ, khoảng 2cm, nhưng có những loài cá cơm khi trưởng thành có chiều dài lên đến 40cm. Phần lưng của cá có màu xanh lục và xuất hiện một đường sọc chạy dọc theo thân cá màu trắng bạc.

Mõm cá hình tù với các răng nhỏ và nhọn ở cả hàm dưới lẫn hàm trên. Miệng cá cơm có kích thước to hơn miệng của cá suốt và cá trích.

Đặc điểm của cá cơm Đặc điểm của cá cơm

Cá cơm là cá biển hay cá sông?

Hầu hết các loài cá cơm là cá biển, với hơn 100 loài sống rải rác ở khắp Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trong đó, cá cơm sống phổ biến nhất là ở khu vực biển Địa Trung Hải, nên loại cá này thường được sử dụng trong ẩm thực châu Âu, Bắc Phi và Trung Đông.

Ngoài ra, có một số loài cá cơm sống ở môi trường nước lợ và nước ngọt. Vì vậy, tuỳ vào loài cá cơm mà chúng có thể là cá biển, cá sông hoặc cá nước lợ.

Cá cơm là cá biển hay cá sông? Cá cơm là cá biển hay cá sông?

Thành phần dinh dưỡng của cá cơm

Tuy cá cơm có kích thước nhỏ, nhưng lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Trong 100g cá cơm, chúng cung cấp 131 calo cùng với các chất dinh dưỡng như:

  • Chất đạm: 20.35g
  • Chất béo: 4.84g
  • Nhóm vitamin B: 0.06mg vitamin B1, 0.26mg vitamin B2, 14.02mg vitamin B3, 0.14mg vitamin B6,...
  • Vitamin E: 0.57mg
  • Vitamin A: 15mcg
  • Vitamin K: 0.1mcg
  • Các khoáng chất: 147mg canxi, 3.25mg sắt, 174mg phốt pho, 383mg kali, 104mg natri,...

Thành phần dinh dưỡng của cá cơm Thành phần dinh dưỡng của cá cơm

Tác dụng của cá cơm

Dưới đây là một số tác dụng nổi bật mà cá cơm mang lại cho sức khỏe, rất đáng để bạn tham khảo:

Giàu omega 3

Cá cơm, thuộc nhóm cá béo, rất giàu axit béo omega 3, có lợi cho sức khỏe tim mạch và các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, axit béo này còn góp phần hỗ trợ giảm và kiểm soát cân nặng, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch và đôi mắt. Việc bổ sung omega 3 từ thực phẩm như cá cơm được khuyến nghị bởi Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ.

Giàu omega 3 Giàu omega 3

Cải thiện bệnh tim mạch

Cá cơm chứa lượng lớn chất béo không bão hòa đa, giúp giảm nồng độ cholesterol LDL (xấu) và giảm nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch, bệnh đau tim và đột quỵ. Thành phần selen và vitamin B3 trong cá cơm cũng có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.

Cải thiện bệnh tim mạch Cải thiện bệnh tim mạch

Hỗ trợ giảm cân

Với hàm lượng protein khá dồi dào, cá cơm trở thành thực phẩm lý tưởng cho chế độ ăn uống của những người giảm cân hoặc muốn kiểm soát cân nặng. Cá cơm có khả năng ức chế hormone gây đói, giúp cảm giác no lâu hơn và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Hỗ trợ giảm cân Hỗ trợ giảm cân

Tốt cho da

Việc bổ sung cá cơm vào chế độ ăn uống giúp khắc phục các vấn đề về lão hóa da, ngăn ngừa mụn và duy trì làn da khỏe mạnh. Omega 3 trong cá cơm cải thiện độ nhạy cảm của da đối với tác động từ tia UV, giảm tổn thương do mụn trứng cá gây ra và cải thiện tình trạng da khô, ngứa và một số bệnh da liễu khác.

Tốt cho da Tốt cho da

Tốt cho xương

Với hàm lượng protein, vitamin và khoáng chất có trong cá cơm, loại cá này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe xương khớp như phòng ngừa bệnh loãng xương và gãy xương. Vitamin A và canxi có khả năng chống sự thoái hóa xương, tăng cường độ cứng cáp của xương và răng.

Tốt cho xương Tốt cho xương

Cải thiện thị lực

Cá cơm giàu vitamin A, có thể tăng cường sức khỏe cho đôi mắt. Nước sốt cá cơm cũng có tác dụng ức chế sự phát triển và giảm nghiêm trọng của bệnh tăng nhãn áp. Đồng thời, việc sử dụng loại nước sốt này có thể ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng như đục thủy tinh thể.

Cải thiện thị lực Cải thiện thị lực

Giàu chất sắt

Chất sắt là một chất dinh dưỡng quan trọng có trong cá cơm. Mỗi 20g cá cơm tươi đáp ứng 12% nhu cầu hàng ngày cho nam giới và 5% nhu cầu hàng ngày cho nữ giới. Sắt giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, tăng lưu lượng máu và hỗ trợ hệ miễn dịch.

Giàu chất sắt Giàu chất sắt

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cá cơm - cá biển hay cá sông và những tác dụng và thành phần dinh dưỡng đáng chú ý của cá cơm. Hãy thường xuyên bổ sung loại cá này vào chế độ ăn uống để tận dụng những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho sức khỏe.

Xem thêm các bài viết liên quan đến cá:

  • Cá trứng là cá gì? Cá trứng sống ở đâu? Tác dụng, cách chế biến, giá thành
  • Cá hồi có bao nhiêu calo? Ăn cá hồi có giảm cân không?
  • Cá chép bao nhiêu calo? Ăn cá chép có tác dụng gì, ăn cá chép có béo không?
1