Kinh Giới: Khám phá Tác Dụng Đối Với Sức Khỏe Và 15 Bài Thuốc Trị Bệnh

Kinh giới không chỉ là một loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày mà còn là một vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong y học để điều trị nhiều...

Kinh giới không chỉ là một loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày mà còn là một vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong y học để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Để hiểu rõ hơn về những đặc điểm, công dụng và những bài thuốc từ dược liệu này, mời bạn tham khảo bài chia sẻ dưới đây từ Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.

Tổng quan về dược liệu cây kinh giới

Kinh giới, còn được biết đến với nhiều tên khác nhau như thử minh, kinh giới thán, kinh giới trồng, kinh giới rìa, kinh giới huệ, giả tô, bạch tô, nhất niệp kim, như thánh tán, tịnh giới, khương giới và hồ kinh giới. Loại cây này có tên khoa học là Elsholtzia cristata, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Không chỉ được sử dụng trong ẩm thực như một loại gia vị, kinh giới còn là một dược liệu với nhiều tác dụng hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh lý.

Đặc điểm hình dạng

Mặc dù kinh giới là một loại rau gia vị quen thuộc, nhưng nhiều người vẫn hay nhầm lẫn rau này với các loại rau thơm khác. Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cung cấp thông tin về đặc điểm của loại cây này để giúp bạn phân biệt rõ ràng.

  • Thân cây: Kinh giới có thân thảo, mọc thẳng, cao trung bình từ 30 - 50cm. Thân cây có hình dạng vuông, được bao phủ bởi một lớp lông mịn. Thân cây có màu xanh và có xu hướng chuyển sang màu tím khi đi xuống gốc.
  • Lá kinh giới: Lá của loại cây này có hình dạng đối xứng, chia thành 3 - 5 thùy xẻ sâu. Lá có màu xanh, hình dạng thuôn, đầu nhọn và mép lá hình răng cưa nhỏ. Cuống lá kinh giới dài từ 2 - 3cm.
  • Hoa: Hoa của kinh giới có màu tím nhạt, mọc thành từng cụm ở đầu cành. Hoa cũng có mùi thơm dịu nhẹ.
  • Quả: Quả của loại cây này nhỏ, có kích thước khoảng 1mm, có hình dạng thuôn và bề mặt nhẵn bóng.

Kinh giới thuộc dạng thân thảo, mọc thẳng, trung bình chiều cao từ 30 - 50cm Kinh giới thuộc dạng thân thảo, mọc thẳng, trung bình chiều cao từ 30 - 50cm

Phân bố

Cây kinh giới thích ánh nắng, chịu hạn khá tốt, thường mọc ở những vị trí đất ẩm và có nhiều ánh mặt trời như bờ sông, bờ suối, đồi núi ở độ cao từ 0 - 3.400m. Loại cây này được tìm thấy nhiều ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, bao gồm các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Lào,...

Ở Việt Nam, kinh giới phân bố rộng khắp cả nước, thường mọc hoang hoặc được trồng ngay tại nhà để làm gia vị trong các món ăn và làm dược liệu điều trị bệnh.

Thu hoạch và sơ chế

Mọi phần của cây kinh giới đều có thể sử dụng làm dược liệu. Theo kinh nghiệm dân gian, nên chọn cây có thân nhỏ và có nhiều hoa để đạt hiệu quả điều trị tốt hơn. Thời điểm thu hoạch lý tưởng là vào mùa hạ và mùa thu, khi hoa phát triển mạnh nhất. Sau khi thu hoạch, kinh giới cần được sơ chế theo một số phương pháp sau:

  1. Cách 1: Rửa sạch dược liệu, cắt thành từng khúc nhỏ và phơi hoặc sấy khô. Sau đó, đặt kinh giới khô vào túi nilon hoặc hũ kín để sử dụng dần.

  2. Cách 2: Sau khi làm sạch, đem kinh giới sao cho đến khi màu nâu đen, sau đó tiếp tục phơi 1 - 2 ngày để khô hoàn toàn, sau đó để vào hũ kín để sử dụng dần.

Dù sơ chế như thế nào, người dùng cần đảm bảo dược liệu được bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, để tránh làm hỏng chất lượng của dược liệu.

Cây có thân nhỏ, ra nhiều hoa sẽ có tác dụng trị bệnh tốt hơn Cây có thân nhỏ, ra nhiều hoa sẽ có tác dụng trị bệnh tốt hơn

Thành phần hóa học

Cây kinh giới chứa chủ yếu là tinh dầu thơm, trong đó có các hoạt chất như menthol racemic, d-menthol và d-limonen. Ngoài ra, kinh giới còn chứa một lượng lớn chất đạm, chất xơ, đường bột, canxi, sắt, magiê, kali, photpho, natri, kẽm và các loại vitamin.

Cây kinh giới có tác dụng gì?

Trước đây, cây kinh giới chỉ được sử dụng trong Y học cổ truyền, nhưng sau nhiều nghiên cứu và phân tích, Y học hiện đại đã chính thức công nhận tác dụng trong chữa trị bệnh của dược liệu này.

Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, kinh giới có vị cay, tính ôn và hơi đắng, được quy vào các kinh Phế và Can.

  • Tác dụng: Kích phong, chỉ ngứa, giải biểu, thông chẩn.
  • Chủ trị: Cảm mạo, phong hàn, phong cấm khẩu, phong nhiệt, mụn nhọt, dị ứng, rong huyết, thổ huyết, băng huyết, đại tiện ra máu.

Y học hiện đại

Theo Y học hiện đại, lá kinh giới có nhiều tác dụng khác nhau sau những nghiên cứu sâu về dược liệu này. Chuyên gia cho biết, kinh giới có tác dụng cải thiện sức khỏe và điều trị một số bệnh lý như:

  • Lá kinh giới chữa mề đay, dị ứng: Kinh giới chứa nhiều hoạt chất như menthol racemic, d-limonene và d-menthol, có tác dụng chống viêm, khử trùng và thúc đẩy lưu thông máu, giúp giảm nhanh triệu chứng mề đay.
  • Kinh giới chữa mụn: Rau kinh giới giàu chất chống oxi hóa như thymol và carvacrol. Những hoạt chất này có tác dụng ức chế hoạt động của gốc tự do, ngăn ngừa vi khuẩn gây mụn phát triển. Thêm vào đó, tinh dầu kinh giới kích thích tuyến mồ hôi bài tiết, giúp làm thông thoáng lỗ chân lông và loại bỏ bụi bẩn trên da, giúp giảm thiểu tình trạng mụn.
  • Chữa cảm cúm: Kinh giới có thymol và carvacrol có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của vi khuẩn, virus gây cảm cúm. Vì vậy, loại cây này thường được sử dụng trong điều trị cảm cúm, cảm lạnh, ho sốt và đau nhức cơ thể.
  • Tốt cho tim mạch: Kali có trong kinh giới có tác dụng kiểm soát nhịp tim và ổn định huyết áp. Ngoài ra, các chất chống oxi hóa trong kinh giới còn giúp phòng ngừa stress oxy hóa, một trong những nguyên nhân gây bệnh tim phổ biến hiện nay.
  • Cải thiện giấc ngủ: Kinh giới chứa Flavonoid, một hoạt chất kháng viêm và an thần, hỗ trợ điều hòa hệ thần kinh, giảm căng thẳng. Điều này giúp cải thiện giấc ngủ, giảm triệu chứng khó ngủ và giúp ngủ sâu hơn.
  • Phòng ngừa lão hóa: Chất Rosmarinic trong lá kinh giới có tác dụng chống oxi hóa mạnh, giúp ngăn chặn quá trình lão hóa.
  • Bảo vệ hệ tiêu hóa: Các hoạt chất trong kinh giới có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng và các vi khuẩn gây hại trong đường ruột, như giun, sán, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa và giảm triệu chứng khó tiêu, đau bụng.
  • Phòng ngừa ung thư phổi: Chất Flavonoid, carvacrol và tecpen trong kinh giới có tác dụng trị ho, tiêu đờm và tống khứ đờm khỏi phổi, giúp hệ hô hấp luôn trong trạng thái sạch sẽ, giảm nguy cơ nhiễm trùng xoang và phòng ngừa ung thư phổi.
  • Giảm viêm, kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch: Kinh giới có khả năng chống lại 23 loại vi khuẩn trên cơ thể và chứa nhiều chất chống oxi hóa, giúp giảm viêm, ức chế sự phát triển của gốc tự do. Từ đó, hệ miễn dịch cơ thể được tăng cường, tránh khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại.

Kinh giới có tác dụng cải thiện sức khỏe và điều trị nhiều bệnh lý Kinh giới có tác dụng cải thiện sức khỏe và điều trị nhiều bệnh lý

15 bài thuốc sử dụng kinh giới chữa trị bệnh

Kinh giới được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh khác nhau. Đặc biệt, tác dụng của kinh giới sẽ được tối đa hóa khi được kết hợp với một số dược liệu phù hợp khác. Dưới đây là 15 bài thuốc phổ biến nhất hiện nay:

  1. Chữa cảm cúm: Sắc 10g kinh giới, 6g lá tía tô, 6g cam thảo đất, 8g kim ngân, 6g sài hồ nam (hoặc 6g cúc tần), 4g mạn kinh tử, 3 lát gừng với 400ml nước, chắt ra cốc và uống khi nước còn ấm.

  2. Bài thuốc chữa đau thắt lưng: Sắc 16g kinh giới, 16g huyết đằng, 16g trinh nữ, 20g nam tục đoạn, 20g thổ phục linh, 12g ngải diệp, 10g thỏ ty tử, 10g cẩu tích, 10g ngũ gia bì, 10g quế chi, 10g thiên niên kiện với 1 lít nước, uống hàng ngày.

  3. Bài thuốc chữa cảm phong hàn, đau mình: Sắc 12g kinh giới, 16g đậu đen (sao thơm), 16g nam tục đoạn, 16g trinh nữ, 16g ngũ gia bì, 12g ngải diệp, 8g quế chi, 10g kiện, 16g thổ phục linh với 500ml nước, uống sau bữa ăn trong ngày.

  4. Bài thuốc chữa tê bại chân tay do thoái hóa: Sắc 20g kinh giới tươi, 100g gạo lứt, 10g bạc hà, 80g đậu hạt. Rửa sạch lá bạc hà và lá kinh giới, ngâm trong nước muối khoảng 3 - 5 phút. Sau đó, cho vào nồi và đun với 450ml nước. Nấu gạo lứt và đậu hạt thành cháo, sau đó cho nước lá vào nồi và đun thêm 10 phút. Nên ăn món này 2 - 3 lần hàng tuần để cải thiện sức khỏe xương khớp.

  5. Bài thuốc chữa sởi ở trẻ nhỏ: Sắc 8g kinh giới, 8g lá xương sông, 8g mã đề, 8g mộc thông, 8g địa cốt bì, 4g cam thảo với 500ml nước, chắt ra cốc và cho con uống hàng ngày.

  6. Bài thuốc chống viêm, chống phù nề, chống xuất tiết: Sắc 16g kinh giới, 12g cây cứt lợn, 16g nam hoàng bá, 10g phòng phong, 10g bán hạ, 10g xuyên khung, 10g bạch chỉ, 12g cát cánh, 12g cam thảo với 600ml nước, uống xen kẽ trong ngày.

  7. Bài thuốc trị viêm mũi dị ứng: Sắc 8g hoa kinh giới, 8g bạc hà, 8g hoa húng quế, 12g hoa cứt lợn, 12g lá cối xay với 500ml nước, uống hét 2 lần trong ngày.

  8. Trị rôm sảy cho trẻ nhỏ: Rửa sạch 1 nắm lá kinh giới tươi, ngâm trong nước muối khoảng 3 - 5 phút để diệt khuẩn, sau đó cho vào nồi đun nước tắm hằng ngày cho bé để trị ngứa, rôm sảy. Áp dụng phương pháp này đến khi rôm sảy khỏi hoàn toàn.

  9. Bài thuốc trị bệnh trĩ: Có 2 bài thuốc được đánh giá cao về hiệu quả trong việc điều trị trĩ và đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • Bài thuốc 1: Sắc 12g hoa kinh giới, 12g hoàng bá, 12g ngũ bội tử, 4g phèn chi. Cho công thức này đi sắc với 400ml nước để ngâm hậu môn hàng ngày.
  • Bài thuốc 2: Sắc 16g hòe hoa, 16g hạn liên thảo, 16g trắc bách diệp, 12g sinh địa, 12g huyền sâm. Cho công thức này đi sao đen rồi sắc với 1 lít nước uống mỗi ngày.
  1. B
1