Xem thêm

Giật mình với những tác hại của thực phẩm bẩn

"Thực phẩm bẩn" là gì? Thực phẩm bẩn là một thuật ngữ quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong báo chí ngày nay, tuy nhiên, để hiểu một cách đúng đắn và toàn...

tác hại của thực phẩm bẩn

"Thực phẩm bẩn" là gì?

Thực phẩm bẩn là một thuật ngữ quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong báo chí ngày nay, tuy nhiên, để hiểu một cách đúng đắn và toàn diện thì không phải ai cũng hiểu rõ.

"Thực phẩm bẩn" là tên gọi chung cho những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm trên diện rộng, bao gồm cả khâu nuôi trồng, bảo quản và chế biến. Mỗi loại thực phẩm sẽ có quy định riêng về ngưỡng an toàn, và khi loại thực phẩm chứa các yếu tố nguy gây hại đối với sức khỏe con người thì gọi là thực phẩm không an toàn, thực phẩm bẩn.

Thực phẩm bẩn đến từ nhiều nguồn, trong đó có một số nguồn cơ bản sau: một phần lớn đến từ khâu trồng trọt, chăn nuôi, do việc lạm dụng hóa chất, tốn dư lượng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón hóa học trong rau quả; chất kích thích tăng trưởng, chất tạo nạc trong thịt, cá. Trong quá trình vận chuyển, kinh doanh, chế biến và bảo quản, thực phẩm được "phù phép" bằng các hóa chất phẩm màu, chất phụ gia... để thực phẩm trở nên tươi ngon và trông đẹp mắt. Và một phần khiến thực phẩm trở nên bẩn là do cách chế biến và bảo quản chưa đúng cách của người nội trợ làm lây nhiễm, phát sinh chất bẩn trong thực phẩm.

Tác hại của thực phẩm bẩn

Tình trạng của thực phẩm bẩn đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Bởi sử dụng thực phẩm bẩn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng của con người.

Theo số liệu thống kê của Hội Ung thư Việt Nam, tỷ lệ ung thư ở Việt Nam ngày càng tăng cao nhất thế giới, trong đó nguyên nhân từ nguồn thực phẩm bẩn chiếm đến 35%. Ngoài ra tình trạng ngộ độc thực phẩm hàng năm cũng tăng cao và tỷ lệ tử vong cũng không nhỏ. Những hậu quả của thực phẩm bẩn cũng leo thang như độ nóng của tình trạng:

Ngộ độc cấp tính (ngộ độc thức ăn): Việc sử dụng các thực phẩm bẩn, có dư thừa thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học, hóa chất bảo quản... có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe của người dùng. Hậu quả trước mắt mà người tiêu dùng nhìn thấy đó là ngộ độc cấp tính sau khi sử dụng thực phẩm. Đau bụng, tiêu chảy, ói mửa, rối loạn đường ruột, thậm chí đi tiêu ra máu, người mệt mỏi, đau nhức, mệt mỏi, hôn mê... Với những người này thời gian hồi phục thường từ 2 ngày đến 1 tháng, tuỳ vào mức độ nhiễm độc nặng, nhẹ.

Tác hại của thực phẩm bẩn đến gan

Gan được xem là "nhà máy vạn năng" trong cơ thể, trong đó có vai trò chống độc, làm giảm độc tính, biến các chất độc thành chất không độc hoặc ít độc hơn rồi thải ra ngoài qua đường phân và nước tiểu. Tuy nhiên, khi cơ thể phải tiếp nhận quá nhiều chất độc từ thực phẩm bẩn sẽ kích hoạt tế bào Kupffer (một tế bào miễn dịch nằm ở xoang gan) hoạt động quá mức, làm cho tế bào này phóng thích ra các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin... gây tổn thương, hủy hoại tế bào gan, làm chết tế bào gan khiến gan nhanh chóng suy yếu, cơ thể dễ nhiễm độc hơn, nếu không có biện pháp ngăn ngừa sớm có thể bị viêm gan, gan nhiễm mỡ, tăng men gan, xơ gan, ung thư gan...

Ngộ độc mãn tính: Sử dụng các thực phẩm bẩn ngoài gây nên tình trạng ngộ độc cấp tính còn ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài về sau. Những loại hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, kháng sinh... tồn dư trong thực phẩm tuy không gây cơn ngộ độc cấp nhưng sẽ ngấm từ từ vào từng tế bào của cơ thể. Sự tích tụ lâu ngày sẽ trở thành tác nhân gây bệnh, khiến bệnh tái đi tái lại như một số bệnh về đường tiêu hóa, đại tràng... thậm chí những chất độc hại có trong thực phẩm còn là tác nhân nguy hiểm gây vô sinh, dị tật thai nhi, ung thư.

Tử vong: Đây là hậu quả xấu nhất khi sử dụng thực phẩm bẩn gây là ngộ độc cấp nặng mà không được cứu chữa kịp thời, hoặc có thể là do quá trình nhiễm độc tiềm ẩn kéo dài gây nên các bệnh hiểm nguy khó cứu chữa như ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng....

Thực phẩm bẩn thực sự là vấn đề quan tâm và lo lắng của toàn xã hội, tuy nhiên, để đẩy lùi được tình trạng thực trạng bẩn cần nâng cao ý thức trong cộng đồng từ khâu nuôi trồng, bộ phận kiểm tra lưu hành sản phẩm chặt chẽ đến việc chế biến, bảo quản thực phẩm theo đúng quy chuẩn của an toàn thực phẩm của người tiêu dùng, nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cả cộng đồng. Song song đó, cần biện pháp chủ động chống độc cho gan, loại bỏ chất độc mỗi ngày, giúp cơ thể khỏe mạnh, vượt qua được những căn bệnh nguy hiểm.

1