Xem thêm

Bầu 3 tháng cuối ăn đu đủ xanh được không? Nên hạn chế mẹ ơi!

Đu đủ xanh là loại quả khoái khẩu của mẹ nhưng đến 3 tháng cuối thai kỳ, vì chuẩn bị đón bé chào đời nên mẹ rất kỹ tính, muốn tìm hiểu kỹ xem bầu...

Đu đủ xanh là loại quả khoái khẩu của mẹ nhưng đến 3 tháng cuối thai kỳ, vì chuẩn bị đón bé chào đời nên mẹ rất kỹ tính, muốn tìm hiểu kỹ xem bầu 3 tháng cuối ăn đu đủ xanh được không. Mẹ lo lắng rằng ăn loại quả này sẽ ảnh hưởng đến bé cưng trong bụng. Để mẹ đỡ mất công kiếm tìm, Góc của mẹ tổng hợp thông tin khoa học về vấn đề này ngay sau đây. Mẹ theo dõi nhé!

Mẹ bầu 3 tháng cuối có nên ăn đu đủ xanh không?

1. Bầu 3 tháng cuối ăn đu đủ xanh được không?

Nghiên cứu của Ade Adebiyi (Trung tâm Khoa học Sức khỏe Đại học Tennessee) chỉ ra rằng, trong đu đủ xanh chứa một số hợp chất nguy hiểm có thể gây ra tác hại lớn đến mẹ bầu và thai nhi trong bụng. Bà Trần H Yến (chuyên gia sức khỏe phái nữ tại Los Angeles, Hoa Kỳ) cũng có quan điểm tương tự, bà nói rằng nhựa đu đủ xanh là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu 3 tháng cuối chuyển dạ sớm cùng nhiều ảnh hưởng khôn lường khác.

Do đó, mẹ tuyệt đối không nên ăn đu đủ xanh ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 để tránh gặp phải những tác hại không mong muốn nhé.

Đu đủ xanh là thực phẩm mẹ nên tránh ở 3 tháng cuối vì gây ra nhiều tác hại xấu

2. 8 tác hại của đu đủ xanh với mẹ bầu 3 tháng cuối

Ăn đu đủ xanh ở 3 tháng cuối thai kỳ gây ra những tác hại gì, tại sao loại quả ngon lành này lại độc đến thế. Câu trả lời ngay sau đây mẹ ơi!

2.1. Gây chuyển dạ sớm ở mẹ bầu

Quả đu đủ chưa chín có chứa rất nhiều papain, đây là hợp chất có cơ chế hoạt động tương tự với oxytocin gây ra các cơn co thắt. Mà ở giai đoạn 3 tháng cuối, mẹ bầu bị co thắt tử cung nhiều dễ gặp hiện tượng chuyển dạ sớm. Mẹ sẽ bị đau lưng kéo dài, chảy máu âm đạo đi kèm với tiêu chảy rất đau đớn và khó chịu đó ạ.

Papain khiến mẹ chuyển dạ sớm, dọa sảy và nguy cơ sinh non rất nguy hiểm

2.2. Dọa sảy và dễ khiến mẹ sinh non

Khi cắt đu đủ xanh từ trên cây xuống hoặc trong lúc gọt vỏ, mẹ dễ dàng nhìn thấy chất mủ trắng nhầy chảy ra. Đây là hợp chất được tạo thành từ số lượng lớn endopeptidases và chymopapain, hai chất làm đảo loạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ, khiến cổ tử cung co thắt gây chảy máu âm đạo. Mẹ dễ bị dọa sảy hoặc tệ hơn là sinh bé khi chưa đủ tháng đủ ngày, con chậm phát triển và dễ bị ốm vặt đó mẹ ơi.

2.3. Bé dễ bị dị tật

Không những khiến mẹ bị sinh non, chất papain và chymopapain trong nhựa đu đủ xanh còn làm tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi và khiến bé kém phát triển so với bạn đồng trang lứa sau khi ra đời. Một số dị tật phổ biến ở trẻ sơ sinh nếu vô tình tiếp nhận nhựa mủ ở trong bụng mẹ như là tay chân ngắn, miệng méo,… rất nguy hiểm đó ạ.

Nhựa đu đủ xanh cũng khiến thai nhi bị dị tật và bé chậm phát triển

2.4. Thai nhi phát triển không toàn diện

Màng bọc bào thai là một lớp màng bọc “thần kỳ” giúp mẹ nâng đỡ sức nặng của thai nhi, đặc biệt là khi bé được từ 7 tháng trở lên. Ấy vậy mà papain trong đu đủ lại bào mòn và làm yếu lớp màng bọc này, thậm chí còn cản trở sự phát triển của tế bào mô thai, con hấp thụ dưỡng chất kém dẫn đến thấp còi và suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ. Sau này khi con lớn, dù mẹ rất cố gắng chăm sóc nhưng bé vẫn rất khó để phát triển một cách toàn diện.

2.5. Mẹ bị phù nề - sốc phản vệ

Một số mẹ nghĩ chỉ cần rửa sạch lớp mủ đi là ăn được đu đủ xanh. Nhưng điều này không đúng đâu ạ, bởi lớp mủ đó “xuất phát” từ trong thịt đu đủ. Vậy nên mẹ chỉ cần nạp đu đủ xanh vào đồng nghĩa với việc cơ thể mẹ sẽ tiếp nhận một lượng lớn chất mủ trắng này. Đã vậy, hợp chất này lại còn khó tiêu hóa, tích trữ lâu gây áp lực lên mạch máu, khiến mẹ bị phù nề, nhức mỏi chân tay.

Nhức mỏi chân tay, phù nề và sốc phản vệ là tác hại phổ biến khi mẹ ăn đu đủ xanh ở 3 tháng cuối

Mạch máu chậm lại cũng khiến lượng oxy giảm đi, mẹ bị khó thở và rất dễ gặp trường hợp sốc phản vệ. Xử lý không kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, do đó mẹ hạn chế ăn loại quả này trong suốt 3 tháng cuối thai kỳ nhé.

2.6. Nguy cơ dị ứng nhựa đu đủ xanh

Một số mẹ bầu có thể trạng yếu dễ gặp nguy cơ dị ứng với nhựa đu đủ xanh. Triệu chứng phổ biến là chảy nước mũi liên tục, miệng sưng lên, nổi mẩn đỏ rất ngứa và khó chịu. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bị phát ban, khó thở, đau đầu do dị ứng với loại “quả độc” này.

Mẹ bầu thể trạng yếu rất dễ bị dị ứng với nhựa trắng trong quả đu đủ xanh

2.7. Ngộ độc hạt đu đủ

Không chỉ thịt mà phần hạt đu đủ cũng rất độc, mẹ bầu 3 tháng cuối không nên ăn. Điển hình nhất là carpine - hợp chất được tìm thấy với hàm lượng cực lớn trong phần hạt của quả đu đủ xanh. Chất này gây rối loạn nhịp tim làm mẹ uể oải, cơ thể căng thẳng không thể ngủ được. Chưa kể nó còn làm suy nhược tế nào, nhất là vùng não bộ khiến mẹ nhớ nhớ quên quên, chậm phản ứng trước các sự việc xảy ra trong đời sống.

2.8. Hội chứng vàng da - mất cảm giác

Mẹ bầu 3 tháng cuối nếu đang bị mắc chứng vàng da thì cần tránh thật xa loại quả này. Bởi lẽ nó có nhiều beta carotene, làm tồi tệ hơn tình trạng bệnh của mẹ. Ngoài ta, mẹ cũng dễ bị mất cảm giác, tay co quắp và đồng tử chuyển sang màu trắng, kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ ơi.

Nhựa trắng khiến mẹ bị vàng da và mất cảm giác, co quắp tay chân

3. Bầu 3 tháng cuối nên ăn quả gì?

Nếu mẹ thèm đu đủ xanh thì cũng đừng ăn nhé. Thay vào đó mẹ chuyển sang TOP 10 loại quả cực ngon và bổ dưỡng này để vừa thỏa cơn thèm, vừa cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho thai nhi phát triển toàn diện.

1- Đu đủ chín

Quả đu đủ xanh độc nhưng đu đủ chín thì lại rất tốt cho mẹ bầu 3 tháng cuối đó ạ. Với hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, mẹ ăn đu đủ chín sẽ cải thiện được chức năng hệ tiêu hóa, làn da thêm mịn màng và hồng hào. Tuy nhiên, đừng quên bỏ hạt và gọt vỏ sạch sẽ, chỉ ăn mỗi phần thịt quả thôi mẹ nhé.

2- Cam tươi

Cam tươi có nhiều dưỡng chất, nổi bật là vitamin C, chất xơ và folate giúp mẹ tăng cường đề kháng, đánh bay cảm cúm, thị lực sáng rõ hơn. Em bé cũng khỏe mạnh và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như hở van tim, thiếu máu cơ tim,… khi ra đời.

3- Quả lựu

Hợp chất chống oxy hóa và vitamin C trong quả lựu đã được chứng minh sở hữu tác dụng chống ung thư tuyến tiền liệt và ngăn ngừa lão hóa rất tốt. Bởi vậy, mẹ bầu nào đang lo lắng da nhăn nheo, đen sạm thì bổ sung quả lựu vào thực đơn ngay để làn da thêm mịn màng như hồi còn con gái mẹ nhé.

4- Khoai lang

Củ khoai lang chứa nhiều khoáng chất như riboflavin, thiamine, niacin,… đặc biệt là ít chất béo, dù mẹ ăn nhiều vẫn không lo sợ bị tăng cân. Hơn nữa, lượng khoáng chất phong phú này còn giúp bé cưng trong bụng sở hữu hệ thống miễn dịch vững chắc, con ít bị cảm vặt và phát triển nhanh chóng khi ra đời.

5- Quả ổi

Ổi cũng chứa nhiều vitamin C nhưng có thêm canxi và kali giúp xương - răng bé chắc khỏe và tăng cường chức năng não. Sau này bé học gì cũng nhanh, thông minh lanh lợi ai gặp cũng yêu cũng cưng đó mẹ.

6- Mãng cầu

Mãng cầu là thức quả rất được mẹ yêu thích nhờ hương vị chua chua ngọt ngọt rất dễ ăn. Không những thế, loại quả này còn không có chất béo, mẹ ăn nhiều vừa khỏe người vừa kiểm soát cân nặng cực tốt. Bên cạnh đó, mãng cầu còn thúc đẩy tuần hoàn máu hoạt động trơn tru, ngăn ngừa thiếu máu và duy trì huyết áp ổn định cho mẹ bầu 3 tháng cuối.

7- Táo

Hợp chất phenolic ở quả táo giúp tiêu diệt mảng bám, phòng tránh tích tụ gây xơ vữa động mạch, giúp mẹ khỏe hơn. Táo cũng chứa nhiều prebiotic cùng vitamin E nuôi lợi khuẩn đường ruột, cải thiện quá trình tiêu hóa cho mẹ bầu. Bởi vậy mới nói, mỗi ngày ăn một quả táo thì không cần phải gặp bác sĩ đó mẹ.

1