Top 10+ trò chơi dân gian cho trẻ 24 – 36 tháng: Nguồn cảm hứng vui tươi và phát triển

Tro chơi dân gian ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong việc nuôi dưỡng trí tuệ và thể chất của trẻ. Ngoài việc tạo ra không gian vui tươi và phấn khởi,...

Tro chơi dân gian ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong việc nuôi dưỡng trí tuệ và thể chất của trẻ. Ngoài việc tạo ra không gian vui tươi và phấn khởi, những trò chơi này còn giúp trẻ rèn luyện tư duy logic và phản xạ tự nhiên. Vì vậy, việc tìm kiếm những trò chơi dân gian phù hợp với trẻ 24 - 36 tháng tuổi là rất quan trọng.

Tại sao nên tìm trò chơi vận động mầm non 2 - 3 tuổi tham gia hàng ngày?

Tro chơi dân gian Việt Nam đa dạng và phong phú, phù hợp với nhiều lứa tuổi của trẻ. Đây là cách tốt nhất để giúp trẻ hiểu biết về văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc đặc trưng của nước ta. Đối với trẻ từ 2 - 3 tuổi, các hoạt động vui chơi và giải trí từ trò chơi dân gian mang đến nhiều lợi ích thiết thực. Đó cũng là lý do vì sao các bậc phụ huynh và nhà trường thường xuyên lựa chọn trò chơi vận động mầm non 2 - 3 tuổi để tổ chức cho các con.

Trò chơi dân gian cho trẻ 2 - 3 tuổi tạo môi trường vui chơi lành mạnh cho bé: Ở lứa tuổi 2 - 3 tuổi, trẻ cần được phát triển cả trí tuệ và thể chất, vì vậy nên khuyến khích bé tham gia những trò chơi vận động. Tham gia các trò chơi dân gian trẻ được chạy nhảy, tăng cường sự hào hứng và tạo môi trường vui chơi lành mạnh tốt hơn việc xem các chương trình trên internet trong nhiều giờ.

Trẻ thêm hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống: Rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam được truyền lại thông qua các trò chơi dân gian. Thông qua việc chơi trò chơi, trẻ có cơ hội tìm hiểu, khám phá và học hỏi các nét đẹp của dân tộc Việt. Từ đó, trẻ có thái độ đúng đắn trong các mối quan hệ xã hội, tăng cường tình yêu thương, sự chia sẻ với mọi người và yêu quê hương, đất nước.

Phát triển ngôn ngữ, tư duy và sự sáng tạo: Trò chơi dân gian còn giúp trẻ phát triển vốn từ và ngôn ngữ. Các hoạt động vui chơi với các quy định cụ thể khiến trẻ phát triển tư duy, sự sáng tạo, ưa thích tìm tòi, khám phá với sự vật, sự việc xung quanh.

Tạo nên một tuổi thơ hồn nhiên, vô tư và đáng yêu cho trẻ: Trò chơi dân gian không chỉ giúp trẻ học hỏi, phát triển mà còn tạo điều kiện cho các con có không khí vui vẻ, hào hứng. Các bé được trải nghiệm những điều một tuổi thơ hồn nhiên, vô tư với nhiều kỷ niệm quý báu vun đắp đời sống tinh thần, tinh cảm và trí tuệ cho các con.

Top 10+ trò chơi dân gian cho trẻ 24 - 36 tháng bé hào hứng, hợp tác

Khi chọn trò chơi dân gian cho trẻ 2 - 3 tuổi, cha mẹ cần chú ý đến yếu tố phù hợp với nhận thức của bé. Đồng thời, trò chơi cần mang đến cho các con không khí vui nhộn, hào hứng, phát triển đa kỹ năng. Top 10+ trò chơi dưới đây được Sakura Montessori tổng hợp có chọn lọc nhằm đáp ứng tất cả các tiêu chí này. Mời các bậc phụ huynh cùng theo dõi và tham khảo nhé.

1. Oẳn tù tì

Trò chơi Oẳn tù xì có luật chơi đơn giản phù hợp trẻ 2 - 3 tuổi

Trò chơi Oẳn tù xì phổ biến với nhiều thế hệ trẻ Việt Nam và được trẻ yêu thích. Trẻ em chỉ phân thắng bại bằng cách cùng giơ các ngón tay đối đầu theo quy định. Đây cũng là trò chơi được sử dụng nhiều nhất để phân định lượt chơi trong các trò chơi dân gian khác.

Chuẩn bị

  • Trò chơi thích hợp với số lượng từ 2 người trở lên và phân thành các cặp chơi.

Hướng dẫn luật chơi

  • Các thành viên chơi Oẳn tù xì cần thống nhất quy định ra ngón tay khi chơi:
  1. Bao: xòe 5 ngón tay trên bàn tay.
  2. Búa: nắm bàn tay lại như quả đấm.
  3. Kéo: xòe ngón trỏ và ngón giữa, 3 ngón còn lại nắm chặt.
  • Thống nhất quy định xét thắng thua khi đối đầu: bao thắng búa, búa thắng kéo, kéo thắng bao.
  • Sau khi thống nhất luật chơi, trò chơi bắt đầu: 2 người là 1 cặp chơi cùng đọc “oẳn tù xì, ra cái gì ra cái này”, đồng thời 2 người chơi giơ tay ra trước mặt với việc chọn bao, búa, kéo tùy chọn. Sau đó phân định thắng thua theo quy định.
  • Người thua cuộc bị loại, người thắng tiếp tục đấu với người thắng của cặp chơi khác. Trò chơi kéo dài đến khi tìm ra người chiến thắng cuối cùng.

2. Kéo cưa lừa xẻ

Kéo cưa lừa xẻ là trò chơi phù hợp với trẻ 24 - 36 tháng

Kéo cưa, lừa xẻ là trò chơi dân gian không chỉ giúp trẻ tăng cường thể lực mà còn giúp các con sớm phát triển ngôn ngữ. Thông qua bài hát “kéo cưa lừa xẻ” các bé còn có thêm hiểu biết về nghề thợ mộc.

Chuẩn bị

  • Trò chơi thích hợp với số lượng từ 2 người trở lên và phân thành các cặp chơi.

Hướng dẫn luật chơi

  • Người tổ chức sắp xếp trẻ thành các cặp chơi ngồi đối diện nhau, tay nắm chặt tay đối phương, chân khoanh tròn hoặc chạm vào chân đối phương tạo trụ chắc chắn.
  • Khi có hiệu lệnh trò chơi bắt đầu, người chơi cùng hát:
    Kéo cưa lừa xẻ Ông thợ nào khỏe Về ăn cơm vua Ông thợ nào thua Về bú tí mẹ
  • Theo mỗi nhịp điệu lời hát, trẻ chủ động kéo và đẩy về 2 phía một cách vui vẻ. Đây chính là thao tác mô phỏng công việc kéo cưa cắt gỗ của người thợ mộc.
  • Trò chơi này hoàn toàn không có sự phân định thắng thua.

3. Chi chi chành chành

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non - Chi chi chành chành

Chi chi chành chành là một trong những trò chơi dân gian có cách chơi đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng với trẻ. Trò chơi đòi hỏi người chơi phản ứng nhanh nhẹn để tránh bị thua cuộc vì bị người khác bắt trùng ngón tay của mình.

Chuẩn bị

  • Trò chơi phù hợp cho từ 3 trẻ trở lên.

Hướng dẫn luật chơi

  • Quản trò cần chọn người xòe tay trong số những người chơi bằng cách chỉ định hoặc oẳn tù xì.
  • Người được chọn xòe bàn tay, những người chơi khác dùng 1 ngón tay trỏ để đặt vào lòng bàn tay đang xòe.
  • Người xòe tay đọc to bài hát đồng dao:
    Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa Con ngựa đứt cương Ba vương ngũ đế Chấp chế đi tìm Ù à, ù ập
  • Người xòe tay là người chủ động khi đọc đến chữ cuối cùng nhanh chóng nắm tay lại, những người chơi cần tập trung chú ý để rút tay nhanh chóng kịp thời. Người nào bị giữ ngón tay là người thua cuộc.
  • Người thua cuộc phải đổi vị trí cho người xòe tay. Trong trường hợp có nhiều người thua cuộc thì oẳn tù xì để phân thắng thua. Nếu người xòe tay không bắt được tay ai thì trò chơi lại tiếp tục vòng mới.

4. Nu na nống

Trò chơi nu na nu nống không yêu cầu không gian tổ chức lớn

Tro chơi Nu na nống thích hợp với tập thể đông người và không yêu cầu không gian chơi rộng lớn. Người quản trò chỉ cần chọn một khoảng không sạch sẽ, bằng phẳng, cho trẻ ngồi là có thể tổ chức được trò chơi này.

Chuẩn bị

  • Tro chơi phù hợp cho từ 3 trẻ trở lên.

Hướng dẫn luật chơi

  • Sắp xếp cho trẻ ngồi thành hàng ngang (nếu số lượng ít) hoặc ngồi thành vòng tròn, chân duỗi thẳng, tay cầm tay nhau.
  • Khi tro chơi bắt đầu, người quản trò bắt nhịp cho trẻ hát bài Nu na nống:
    Nu na nu nống Cái cống nằm trong Cái ong nằm ngoài Củ khoai chấm mật Bụt ngồi bụt khóc Con cóc nhảy ra Con gà ú ụ Bà mụ thổi xôi Nhà tôi nấu chè Tè he chân rút
  • Hoặc hát:
    Nu na nu nống Cái cống nằm trong Đá rạng đôi bên Đá lên đá xuống Đá ruộng bồ câu Đá đầu con voi Đá xoi đá xỉa Đá nửa cành sung Đá ung trứng gà Đá ra đường cái Gặp gái giữa đường Gặp phường trống quân Có chân thì rụt
  • Với mỗi từ trong bài hát đồng thời người quản trò dùng tay đập nhẹ vào chân của người chơi theo thứ tự và lặp đi lặp lại. Khi từ cuối cùng rơi vào chân ai thì người đó phải cúi lại và giữ nguyên tư thế.
  • Cả đội chơi lại tiếp tục vòng chơi mới đến khi chỉ còn chân duỗi thẳng của người cuối cùng, và người đó là người thắng cuộc.

5. Dung dăng dung dẻ

Dung dăng dung dẻ - Trò chơi vận động thích hợp cho trẻ 2 - 3 tuổi

Nếu bạn đang tìm kiếm trò chơi dân gian cho trẻ 24 - 36 tháng vận động khỏe mạnh thì Dung dăng dung dẻ là 1 trong những lựa chọn phù hợp. Trò chơi có thể tổ chức cho từ 5 - 10 bé đảm bảo các con vô cùng hào hứng và vui vẻ.

Chuẩn bị

  • Địa điểm thoáng mát, bằng phẳng, sạch sẽ trong nhà hoặc ngoài sân.
  • Số lượng từ 5 - 10 trẻ/ nhóm.
  • Vẽ vòng tròn nhỏ với số lượng ít hơn số người chơi.

Hướng dẫn luật chơi

  • Sắp xếp trẻ thành hàng, người đứng sau nắm áo người đứng trước.
  • Khi tro chơi bắt đầu, cả nhóm đi vòng quanh các vòng tròn đã vẽ và hát:
    Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Đến ngõ nhà trời Lạy cậu lạy mợ Cho chó về quê Cho dê đi học Cho cóc ở nhà Cho gà bới bếp Xì xà xì xụp Ngồi thụp xuống đây
  • Khi hát đến chữ cuối cùng “đây” tất cả người chơi phải chạy vào vòng tròn, và người đứng cuối cùng là người thắng cọc.

Những trò chơi dân gian trên chỉ là một số trong top 10+ trò chơi phù hợp với trẻ 24 - 36 tháng. Chúng không chỉ giúp trẻ vui chơi mà còn giúp các bé phát triển hứng thú với học tập và rèn luyện kỹ năng xã hội. Hãy để các con tham gia những trò chơi này và tận hưởng niềm vui và sự phát triển mà chúng mang lại.

1