Xem thêm

Dấu hiệu sữa bột bị hư: Cách nhận biết và bảo quản đúng cách

Sữa bột là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho bé, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và chất lượng của sữa, việc nhận biết dấu hiệu sữa bột bị hư và áp dụng cách...

Sữa bột là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho bé, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và chất lượng của sữa, việc nhận biết dấu hiệu sữa bột bị hư và áp dụng cách bảo quản sữa bột đã mở nắp cũng rất quan trọng. Chúng ta cùng tìm hiểu các vấn đề đó trong bài viết sau nhé!

Dấu hiệu sữa bột bị hư

Sữa có mùi hôi khó chịu

Đây là dấu hiệu cho thấy sữa bột đã hỏng và bị biến chất. Để kiểm tra nhanh chóng sữa bột có mùi hôi hay không, bạn có thể sử dụng giác quan mũi của mình.

Sữa bột tốt thường có mùi nhẹ nhàng, thơm dịu và dễ chịu. Tuy nhiên, nếu bạn cảm nhận một mùi khó chịu, hôi hay mùi lạ đặc biệt, có thể là sữa đã bị hỏng. Thường sữa bị hư sẽ có mùi hôi như mùi bột bắp chín, hay mùi như sữa chua.

Sữa có mùi khó chịu có thể là dấu hiệu sữa bị hỏng

Sữa bị vón cục

Sữa bột hỏng có thể biến chất và gây hiện tượng vón cục. Để kiểm tra sữa, các mẹ có thể thực hiện theo các bước sau đây:

  • Đầu tiên, hãy lật lớp sữa bên trên lên để kiểm tra. Thường thì sữa sẽ vón cục ở đáy hộp hoặc ở thành vỏ hộp, vì vậy kiểm tra lớp sữa bên trên sẽ giúp bạn phát hiện dễ dàng hơn.
  • Sữa bột còn hạn sử dụng sẽ có dạng bột mịn, tơi khi bạn cho lên tay. Nếu nhìn thấy bất kỳ vón cục nào hoặc cảm thấy sữa bột có cảm giác đặc đặc, có thể là dấu hiệu của sữa bột đã hỏng.

Sữa bị vón cục

Sữa bị đổi màu

Làm thế nào để nhận biết sữa đã bị hỏng? Một trong những dấu hiệu quan trọng là màu sữa bị thay đổi. Sữa bột tốt sẽ có màu trắng trong, trong khi sữa bột bị hư có thể bị đổi màu vẩn đục hoặc ngả màu vàng. Để kiểm tra, bạn có thể đổ sữa ra cốc thủy tinh và soi dưới ánh sáng. Nếu sữa có màu trắng trong, có nghĩa là sữa vẫn đảm bảo chất lượng và an toàn để sử dụng cho bé.

Tìm hiểu lý do sữa bột bị hư

Việc sữa bột nhanh bị hư hỏng thường xuất phát từ những lỗi phổ biến trong quá trình sử dụng như:

  • Trước khi pha sữa, không rửa tay sạch sẽ, hoặc để tay ướt làm ẩm sữa.
  • Sau khi pha sữa cho bé xong, mẹ không đậy nắp hộp kín để không khí bên ngoài chui vào gây mốc, ẩm.
  • Bảo quản sữa bột sai cách, để trong tủ lạnh hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Pha sữa không đúng công thức, quá loãng, quá đặc hoặc tự ý thêm các thực phẩm khác vào.
  • Mua phải sữa giả - kém chất lượng hoặc do cửa hàng bảo quản sai cách làm sữa bị hư.

Phải làm gì khi trẻ uống phải sữa hỏng?

Nếu bé lỡ uống sữa hư, hãy theo dõi sự phản ứng của bé sau đó. Uống sữa hư có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của bé, bao gồm tiêu chảy, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa thậm chí dẫn đến ngộ độc. Tuy nhiên, tất cả trường hợp không đều giống nhau và tùy thuộc vào mức độ sữa bị hư và độ nhạy cảm của cơ thể bé.

Nếu bé của bạn bị các triệu chứng không mong muốn sau khi uống sữa hư, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị phù hợp. Họ sẽ đưa ra những khuyến nghị và hướng dẫn cụ thể dựa trên tình trạng sức khỏe của bé. Luôn luôn đặt sức khỏe và an toàn của bé là ưu tiên hàng đầu.

Cách bảo quản sữa bột đã mở nắp đúng cách

Bảo quản sữa bột đúng cách là một yếu tố quan trọng để đảm bảo giá trị dinh dưỡng và sức khỏe của bé không bị ảnh hưởng. Ngoài ra, việc bảo quản sữa đúng cách còn giúp tránh lãng phí vì mỗi sản phẩm sữa có giá thành cao. Để tránh tình trạng này, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và cách bảo quản sữa trên bao bì từ nhà sản xuất.

Khi sữa bột đã mở nắp, mẹ bỉm cần tuân thủ các quy tắc sau để bảo quản sữa lâu và tránh hư hỏng:

  1. Đậy kín nắp hộp sau khi sử dụng: Việc tiếp xúc với môi trường bên ngoài có thể làm sữa bị ô nhiễm bởi vi khuẩn, bụi bẩn và côn trùng, gây biến đổi chất lượng của sữa. Vì vậy, mẹ nên hạn chế mở nắp hộp nhiều lần khi không cần thiết.
  2. Bảo quản sữa ở nơi khô ráo và thoáng mát: Cách bảo quản sữa hộp đã mở nắp là nên để sữa nhiệt độ phòng 25°C - 27°C là lý tưởng để bảo quản sữa. Tránh để sữa tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để bảo vệ thành phần dinh dưỡng không bị phân huỷ. Đồng thời, tránh đặt sữa gần các nguồn nhiệt như lò vi sóng, bếp điện, hướng nắng v.v.
  3. Không bảo quản sữa trong tủ lạnh: Môi trường ẩm ướt trong tủ lạnh có thể gây vón cục và tạo mốc cho sữa bột.
  4. Chia nhỏ lượng sữa nếu mua hộp lớn: Nếu bạn mua hộp sữa có khối lượng lớn, hãy chia nhỏ thành các hũ thủy tinh nhỏ hơn để sử dụng trong một tuần. Điều này giúp tránh tình trạng mở nắp nhiều lần và giữ cho sữa không bị hút ẩm từ môi trường bên ngoài, đảm bảo chất lượng sữa.

Sử dụng các hũ chia sữa

Sau khi mở nắp, sữa bột chỉ nên được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Nhiều mẹ có thói quen cho bé dùng sữa đã mở nắp trong thời gian dài vì nghĩ rằng sữa vẫn còn ngon và an toàn. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm.

Trên thực tế, không khí chứa nhiều vi khuẩn và bụi bẩn có thể làm biến đổi thành phần dinh dưỡng có trong sữa. Đặc biệt, khi sữa bị ẩm, một số loài nấm mốc có thể phát triển trong đó mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Điều này có thể gây hại đến hệ tiêu hóa của bé và nguy hiểm hơn, có thể gây ngộ độc.

Vì vậy, theo khuyến cáo của các chuyên gia, sữa bột nên được sử dụng trong vòng 30 ngày kể từ khi mở nắp. Nếu để quá lâu, hãy loại bỏ sữa và không sử dụng nữa để đảm bảo an toàn cho bé.

Với các dấu hiệu sữa bột bị hư cùng các cách bảo quản sữa đã khui mà xedaychobe.vn đã thông tin như trên. Hy vọng mẹ sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm hơn trong việc chăm con, hãy luôn tuân thủ các quy tắc an toàn để đảm bảo được sữa có chất lượng tốt nhất.

1