Xem thêm

Cây xương rồng chữa bệnh xương khớp có hiệu quả không?

Ảnh minh họa: cây xương rồng chữa bệnh xương khớp Tổng quan về cây xương rồng Xương rồng (tên khoa học Euphorbia antiquorum L.), hay còn gọi là xương rồng ba cạnh hay xương rồng...

Cây xương rồng chữa bệnh xương khớp Ảnh minh họa: cây xương rồng chữa bệnh xương khớp

Tổng quan về cây xương rồng

Xương rồng (tên khoa học Euphorbia antiquorum L.), hay còn gọi là xương rồng ba cạnh hay xương rồng ông, là một loại cây thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Cây có 3 cạnh, lá nhỏ và mọng nước, hai lá kèm sẽ biến thành gai. Hoa mọc ở phần lõm giữa những mép của cánh. Quả của cây thường nhỏ và có màu xanh.

Ngoài xương rồng 3 cạnh, xương rồng bẹ cũng là một loại cây thường được sử dụng để hỗ trợ các vấn đề về xương khớp. Đây là loại cây có thân dẹp, tròn và mọng nước, hình dáng khá giống với tai thỏ.

Cây xương rồng là loại cây dễ trồng do chịu được khí hậu khô nóng và không đòi hỏi chăm sóc nhiều. Cây thường được trồng làm cây cảnh và cũng có một số ứng dụng trong y học dân gian. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhựa xương rồng có chứa chất độc nên khi sử dụng cần cẩn thận.

Cây xương rồng có chứa hoạt chất có lợi cho sức khỏe không?

Theo y học hiện đại, xương rồng có chứa những dưỡng chất như Triterpenoid, Taraxerol, Friedelan-3a-ol, Acid Tartaric, Acid Citric, Euphorbol. Đây là những dưỡng chất có công dụng trong việc giảm đau, cải thiện tình trạng nhức mỏi, tê bì tay chân,…

Xương rồng còn chứa Flavonoids là chất ngăn ngừa gốc tự do để hỗ trợ chống quá trình oxy hóa phá hủy sụn khớp, đồng thời có thể giúp kháng viêm và tăng khả năng tự cải thiện các vết thương.

Ngoài việc sử dụng cây xương rồng chữa bệnh xương khớp, theo Y học cổ truyền, cây xương rồng có tác dụng trong việc thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, thông tiện, lợi tiêu hóa. Sử dụng xương rồng còn có thể mang đến những lợi ích cho sức khỏe như: tăng lưu thông máu, giảm nhức mỏi cơ, làm giảm các vấn đề ở dạ dày, cải thiện các vấn đề về da như viêm mủ da,…

Cây xương rồng chữa bệnh xương khớp có thực sự hiệu quả?

Theo Y học cổ truyền, xương rồng là loại cây có thể giúp làm giảm đau nhức, tăng tuần hoàn máu để hạn chế tổn thương đối với khớp xương và làm thư giãn các mô. Tuy nhiên, hiện tại, không có bằng chứng khoa học đủ để khẳng định có thể dùng cây xương rồng chữa bệnh xương khớp.

Dù chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, người bệnh không thể sử dụng xương rồng thay cho các phương pháp đặc trị khác. Để điều trị các bệnh lý về xương khớp hiệu quả, người bệnh cần thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ và chuyên gia y tế nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe cụ thể và có phác đồ điều trị phù hợp.

Sử dụng cây xương rồng chỉ có giá trị hỗ trợ trong điều trị bệnh xương khớp và có tác dụng với trường hợp bệnh lý còn ở mức nhẹ. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ về lợi ích và rủi ro của việc sử dụng cây xương rồng trong trường hợp cụ thể của bạn.

Công thức chữa bệnh xương khớp bằng cây xương rồng

1. Xương rồng kết hợp với ngải cứu

Ngải cứu là một vị thuốc Đông y thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian, có công dụng hỗ trợ lưu thông khí huyết, giúp tăng hiệu quả giảm đau và kháng viêm của xương rồng. Ngải cứu thường có vị đắng, mùi thơm và có thể sử dụng cùng với các vị thuốc khác như cúc tần, dây tơ hồng.

Công thức chườm nóng từ xương rồng và ngải cứu:

Nguyên liệu: Chuẩn bị 2 - 3 nhánh xương rồng, 100g ngải cứu, 1 nắm cúc tần và dây tơ hồng.

Cách thực hiện:

  • Sơ chế xương rồng bằng cách loại bỏ gai và vỏ ngoài của xương rồng, rửa sạch và ngâm với nước muối trong vòng 10 - 15 phút rồi vớt ra, để ráo.
  • Cắt xương rồng thành khúc nhỏ.
  • Làm sạch ngải cứu, cúc tần và dây tơ hồng rồi để ráo.
  • Cho tất cả vào chảo, đảo đều trên lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp nóng lên.
  • Cho hỗn hợp vào khăn vải hoặc túi chườm và chườm trong vòng 5 - 10 phút, thực hiện phương pháp này mỗi ngày 1 lần.

2. Cây xương rồng kết hợp với muối trắng

Muối có tính kháng khuẩn cao, thường được sử dụng để chườm nóng vì có khả năng tán nhiệt và giữ nhiệt tốt. Sử dụng muối kết hợp với xương rồng là phương pháp đơn giản nhưng có thể hỗ trợ giảm viêm, giảm đau và cải thiện tuần hoàn máu. Cách sử dụng muối và cây xương rồng chữa xương khớp như sau:

Nguyên liệu: 100g muối trắng, 2 - 3 nhánh xương rồng.

Cách thực hiện:

  • Cắt bỏ gai, vỏ xương rồng rồi đem rửa sạch, giã nhuyễn.
  • Thêm muối trắng vào phần xương rồng đã nhuyễn và trộn đều.
  • Cho hỗn hợp lên chảo và đun cho đến khi hỗn hợp ấm nóng.
  • Cho hỗn hợp nóng vào một chiếc khăn vải sạch hoặc túi chườm, sau đó dùng khăn chườm lên những vị trí bị đau.
  • Thực hiện trong vòng 20 - 30 phút và duy trì 1 - 2 lần/ngày.

3. Công thức với xương rồng và giấm táo

Giấm táo được lên men từ táo và nước, là chất có hàm lượng axit malic cao, có thể ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, khi kết hợp với xương rồng có thể giúp tách các hợp chất có lợi cho xương khớp trong xương rồng như Taraxerol, Friedelan-3a-ol, Euphorbol,…

Công thức chườm bằng giấm táo và cây xương rồng chữa bệnh xương khớp:

Nguyên liệu: 2 - 3 nhánh xương rồng, 1 bát cám gạo, nửa bát giấm táo.

Cách thực hiện:

  • Cắt sạch gai và vỏ ngoài của xương rồng, làm sạch rồi giã nát xương rồng.
  • Cho phần xương rồng vừa giã vào chảo rồi đun nóng, sau đó thêm cám gạo và giấm táo vào đảo đều cho đến khi hỗn hợp kết dính lại với nhau.
  • Cho hỗn hợp vào túi chườm rồi chườm trong vòng 10 - 15 phút ở những vị trí bị đau, thực hiện chườm mỗi ngày.

4. Xương rồng và rượu gừng cải thiện bệnh xương khớp

Rượu là dung môi hữu cơ có công dụng trong việc giúp các hoạt chất trong dược liệu hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, gừng là loại dược liệu Đông y phổ biến, có tính ấm và có thể giúp tiêu viêm, giảm đau hiệu quả. Bạn có thể áp dụng phương pháp dùng rượu gừng và xương rồng chữa xương khớp như sau:

Nguyên liệu: 3 - 4 nhánh xương rồng, 500ml rượu trắng, 3 củ gừng.

Cách thực hiện:

  • Gọt vỏ và làm sạch xương rồng, cắt thành miếng nhỏ.
  • Gừng cắt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành lát mỏng.
  • Cho gừng và xương rồng vào bình, thêm rượu trắng, đậy kín rồi ngâm trong vòng 10 ngày.
  • Thoa rượu đã ngâm vào những vị trị bị đau và xoa bóp nhẹ nhàng, thực hiện mỗi ngày.

5. Công thức với cây xương rồng và chanh

Chanh có thể được sử dụng để làm giảm độc tố của xương rồng và hỗ trợ giảm đau, tan máu bầm. Đặc biệt, chanh là nguyên liệu giúp kháng viêm và chống oxy hóa vô cùng hiệu quả.

Bạn có thể sử dụng chanh và xương rồng trị xương khớp thông qua công thức dưới đây:

Nguyên liệu: 3 - 4 nhánh xương rồng, 3 quả chanh, 100g muối.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch và cắt nhỏ xương rồng tương tự như những công thức trên.
  • Vắt chanh lấy nước cốt, thêm muối và cho xương rồng vào ngâm trong vòng 10 phút.
  • Vớt xương rồng ra và cho lên chảo, đảo đều với lửa nhỏ cho đến khi nóng lên.
  • Chườm hỗn hợp trực tiếp lên những vùng bị đau.

Lưu ý khi điều trị bệnh xương khớp bằng cây xương rồng

Khi sử dụng cây xương rồng chữa bệnh xương khớp, người bệnh cần lưu ý những điểm như sau:

  • Lựa chọn đúng loại xương rồng và tìm hiểu về nguồn gốc trước khi sử dụng.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia trước khi dùng xương rồng để được đánh giá toàn diện về tình trạng xương khớp và tránh những phản ứng phụ khi sử dụng.
  • Sau khi dùng xương rồng, nếu có bất kỳ dấu hiệu kích ứng như chóng mặt, loét da, buồn nôn, đau bụng, đau đầu,… hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Khi sơ chế xương rồng, cần mang bao tay và làm sạch toàn bộ nhựa, tránh rửa quá mạnh khiến phần nhựa dính lên da hay mắt.
  • Không sử dụng xương rồng nếu có tiền sử dị ứng và không dùng liên tục trong thời gian dài, người bệnh chỉ nên dùng trong vòng không quá 20 ngày.
  • Bạn có thể sử dụng xương rồng cùng một số dược liệu khác để tăng hiệu quả, đồng thời thực hiện thăm khám thường xuyên để kiểm tra xương khớp.
  • Khi thực hiện, bạn có thể thay nhiều khăn chườm khác nhau khi thấy nhiệt độ giảm xuống. Bạn cũng nên lưu ý đảm bảo khăn chườm không quá nóng để tránh gây bỏng da.

Cây xương rồng tuy là phương pháp hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp, nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Khi sử dụng xương rồng, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để thực hiện đúng quy trình và tuân thủ theo những lưu ý trên.

Phương pháp khoa học cải thiện bệnh xương khớp

Ngoài sử dụng xương rồng chữa xương khớp bên ngoài, người bệnh nên bổ sung các tinh chất thiên nhiên có tác dụng tăng cường chất lượng dịch khớp, bảo vệ màng hoạt dịch, ngăn ngừa viêm nhiễm, từ đó hỗ trợ cải thiện bệnh xương khớp từ bên trong.

Hiện bộ dưỡng chất Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide thủy phân, Turmeric Root (Curcumin), Chondroitin Sulfate, Eggshell Membrane (tinh chất từ màng vỏ trứng) và Soy Lecithin Powder,…có trong JEX thế hệ mới đã được chứng minh mang đến 2 tác dụng: kích thích quá trình sản sinh Collagen type 2 và Aggrecan của tế bào sụn và làm giảm các protein tiền viêm TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma… giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm.

Theo nghiên cứu của Khoa Y, trường ĐH Quốc gia Davis - Hoa Kỳ, Collagen Type II có trong JEX thế hệ mới giúp giảm tình trạng đau cứng khớp sau 90 ngày sử dụng. ĐH Khoa học và Công nghệ Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) cũng nghiên cứu và chứng minh, các yếu tố tiền viêm TNF-α, IL-6, IL-1… sẽ giảm sau 48 giờ sử dụng Curcumin và Lecithin.

Do đó, bạn có thể cân nhắc sử dụng 2 viên JEX mỗi ngày để giúp hỗ trợ giảm đau nhức, cải thiện khả năng vận động và hạn chế sự phát triển của các bệnh lý về xương khớp, bảo vệ sức khỏe xương khớp từ bên trong.

Trên đây là những thông tin bạn cần nắm khi dùng cây xương rồng chữa bệnh xương khớp. Lưu ý, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ, không có tác dụng thay thế việc điều trị chính thống và bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi thực hiện. Ngoài ra, duy trì chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh và bổ sung các dưỡng chất quý từ thiên nhiên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe xương khớp.

1