Xem thêm

Bệnh bướu cổ kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho người bướu cổ

Bệnh bướu cổ là một căn bệnh mà chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh luôn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện triệu chứng bệnh. Vậy, để giảm các triệu...

Bệnh bướu cổ là một căn bệnh mà chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh luôn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện triệu chứng bệnh. Vậy, để giảm các triệu chứng như mệt mỏi, khó nuốt,… trong bệnh bướu cổ, chế độ ăn uống cần được xem xét kỹ lưỡng. Dưới đây là một số gợi ý về chế độ dinh dưỡng cho người bị bướu cổ:

1. Rau họ cải

Rau họ cải luôn đứng đầu danh sách các loại thực phẩm được khuyến nghị cho người bướu cổ. Hầu hết các loại rau họ cải chứa hợp chất glucosinolates, có thể biến đổi thành isothiocyanates - hợp chất không tốt cho người bị bệnh bướu cổ. Isothiocyanates làm ngăn chặn quá trình hấp thụ iod của tuyến giáp, trong khi tuyến giáp cần iod để sản xuất hormone. Nếu thiếu iod, tuyến giáp sẽ tăng tiết FSH, gây phì đại và tạo nguy cơ gây bướu cổ. Việc tiêu thụ các loại rau họ cải có thể làm nặng triệu chứng bệnh bướu giáp. Một số loại rau họ cải có thể kể đến như: cải xanh, cải xoăn, cải bắp, cải bruxen,… Nếu bạn thích rau họ cải, vẫn có thể tiêu thụ một lượng nhỏ bằng cách thái nhỏ, nấu chín, không ăn sống.

Người bệnh bướu cổ, và tuyến giáp cần hạn chế ăn các loại rau họ cải

2. Đậu nành và các sản phẩm có chứa đậu nành

Đậu nành cũng có tác dụng chống lại tuyến giáp, ức chế sự hấp thu iod trong tuyến giáp. Đậu nành nguyên chất và các chế phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa, tào phớ, đậu nành lên men,… đều chứa hợp chất isoflavone gây cản trở quá trình tạo hormone của tuyến giáp. Do đó, người bị bệnh bướu cổ hoặc bệnh tuyến giáp nên hạn chế sử dụng đậu nành. Ngoài ra, có thể thay thế dầu ăn từ đậu nành bằng dầu ăn từ hạt hướng dương để tốt cho tuyến giáp.

Đậu nành và các sản phẩm có chứa đậu nành, người bệnh bướu cổ cần kiêng

3. Đồ uống chứa cồn

Đồ uống chứa cồn như rượu, bia,… thường không tốt cho sức khỏe dạ dày, thần kinh và cả tuyến giáp. Đối với người mắc bệnh bướu cổ, việc uống nhiều rượu bia có thể gây rối loạn hoạt động tuyến giáp, giảm khả năng hấp thụ thuốc chữa bệnh, và tăng nguy cơ loãng xương.

Người bệnh bướu cổ kiêng các loại đồ uống chứa cồn

4. Đồ uống chứa caffeine

Caffeine là một chất kích thích hệ thần kinh, tim mạch và tuyến giáp. Đối với những người mắc bệnh bướu cổ thể độc, tiêu thụ các đồ uống, thực phẩm có chứa caffeine như trà xanh, cà phê, nước chè đặc sẽ tăng nguy cơ xuất hiện triệu chứng lo âu, căng thẳng. Vì vậy, những người mắc bướu cổ nên hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa caffeine.

5. Thực phẩm nhiều đường

Các loại thực phẩm nhiều đường đã qua chế biến hoặc đường công nghiệp có nhiều thành phần hóa học không tốt cho sức khỏe người bướu cổ. Fructose là một loại đường tự nhiên có nhiều trong trái cây, nhưng khi fructose đã qua xử lý sẽ mất đi chất xơ và chất dinh dưỡng có lợi. Người bị bướu cổ nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường để tránh tăng cân nhanh, tăng nguy cơ mỡ máu cao và tiểu đường.

Người bướu cổ kiêng thực phẩm nhiều đường

6. Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất phụ gia và hàm lượng calo cao không tốt cho tuyến giáp. Hàm lượng đường và chất béo trong thực phẩm chế biến sẵn cũng tương đối cao và không tốt cho người bướu cổ. Bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn và nên sử dụng đồ tươi sống để tốt cho sức khỏe.

Các loại thịt chế biến sẵn, bệnh nhân bướu cổ cần hạn chế tối đa trong khẩu phần ăn

7. Nội tạng động vật

Nội tạng động vật chứa nhiều axit lipoic, khi cơ thể hấp thụ nhiều sẽ gây bất ổn hoạt động tuyến giáp, khiến bệnh nặng hơn. Axit lipoic còn làm giảm hiệu quả điều trị của các loại thuốc điều trị bướu giáp. Do đó, người bệnh bướu cổ nên hạn chế ăn nội tạng động vật.

Bệnh bướu cổ cần kiêng ăn nội tạng động vật

8. Thực phẩm chứa gluten

Gluten là một loại protein thường có nhiều trong lúa mạch, lúa mì, bánh quy, bánh ngọt,... Các chất này có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh bướu cổ và cường giáp. Chế độ ăn không có gluten sẽ giúp ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh bướu giáp. Bệnh nhân bướu cổ nên hạn chế ăn các chế phẩm từ lúa mì, lúa mạch,... thay bằng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác.

9. Sữa tươi nguyên kem

Sữa tươi nguyên kem có hàm lượng chất béo và chất dinh dưỡng khá cao, khó tiêu hóa. Đối với người mắc bệnh bướu giáp, việc sử dụng sữa tươi nguyên kem có thể gây đầy bụng và khó tiêu.

Sữa tươi nguyên kem dễ gây đầy bụng, khó tiêu với hệ tiêu hóa người bệnh bướu cổ

10. Các loại quả chứa sắc tố

Một số loại quả như cam, quýt, táo, nho, lê chứa hợp chất flavonoid, khi vào cơ thể, sẽ bị vi khuẩn đường ruột chuyển hóa thành axit ferulic và axit glycero benzoic. Các axit này gây ức chế hoạt động của tuyến giáp và làm trầm trọng triệu chứng bệnh bướu cổ.

11. Thực phẩm có chứa goitrogenic

Các thực phẩm chứa hợp chất goitrogenic như măng, sắn,… có thể ức chế, kìm hãm hoạt động của tuyến giáp. Người bị bướu cổ nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa hợp chất goitrogenic nếu không muốn bệnh nặng hơn.

Nhận thấy tầm quan trọng của chế độ ăn uống trong quá trình điều trị bệnh bướu giáp, người bị bệnh cần tuân thủ theo các chỉ định ăn uống của bác sĩ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về chế độ dinh dưỡng cho người bướu cổ và cải thiện sức khỏe.

1