Xem thêm

Những Đồ Ăn Bị Mốc Vẫn Ăn Tốt, Riêng 5 Món Này Chỉ Cắn Một Miếng Cũng Dễ Dính Độc

Thực phẩm bị mốc thường do nấm mốc gây ra. Thực phẩm bị mốc có mùi vị và kết cấu đã bị biến đổi, có thể có các đốm mờ màu xanh lá cây hoặc...

Thực phẩm bị mốc thường do nấm mốc gây ra. Thực phẩm bị mốc có mùi vị và kết cấu đã bị biến đổi, có thể có các đốm mờ màu xanh lá cây hoặc trắng. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng thực phẩm bị mốc không thể ăn được, nhưng cũng có những người cho rằng chỉ cần cắt bỏ phần bị mốc đi vẫn có thể ăn được. Vậy sự thật thế nào?

Của hiệu chuyên gia về an toàn thực phẩm

Chuyên gia tư vấn về an toàn thực phẩm Jill Taylor nói với The Sun: "Một số loại nấm mốc như nấm mốc được sử dụng trong sản xuất phô mai và thịt, tạo thêm hương vị và đặc tính cho thực phẩm, nhưng cũng có những loại nấm mốc khác lại có tính độc hại."

Những loại thực phẩm bị mốc vẫn có thể ăn

1. Trái cây và rau củ cứng, có độ ẩm thấp

Các loại rau củ như cà rốt và củ cải, và các loại rau cải cứng như bắp cải, có độ ẩm thấp và nồng độ axit cao, khiến nấm mốc khó xâm nhập hơn. Với rau củ, miễn là chúng không bị nhũn hoặc không đẹp mắt, phần bị hỏng có thể cắt bỏ và phần còn lại vẫn có thể ăn được. Điều này cũng áp dụng cho hầu hết các loại trái cây. Vì vậy, nếu quả táo, lê hoặc đào bị có vết mốc bên ngoài, bạn chỉ cần cắt bỏ phần hỏng, phần còn lại vẫn an toàn để ăn.

Chuyên gia Jill cho biết: "Phần lớn các loại nấm mốc phát triển trên rau quả tươi thường không gây hại cho con người. Khi táo hoặc lê bị mềm hoặc thâm, nấm mốc dễ mọc lên. Nhưng bạn có thể cắt phần bị hỏng và ăn phần còn lại, miễn là không có sâu hay giòi."

Lưu ý: Cần cẩn thận với khoai tây có màu xanh, vì màu xanh trên vỏ là chất độc solanin, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu ăn phải.

2. Phô mai cứng

Khi các loại phô mai cứng như Cheddar và Parmesan bị mốc, thường không thấm vào bên dưới bề mặt. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên cắt bỏ ít nhất 2,5cm xung quanh phần bị mốc và đảm bảo con dao không tiếp xúc với vết mốc. Một số loại phô mai được làm từ nấm mốc như Gorgonzola vẫn có thể ăn được, ngay cả khi bạn nhìn thấy vết mốc. Nấm mốc cũng được sử dụng trong phô mai Brie hoặc Camembert, thực chất là một loại penicillin được phun lên để tạo thành lớp vỏ nấm mốc.

Nếu bạn để phô mai cứng chung với các loại phô mai làm từ nấm mốc, khả năng lây lan nấm mốc là rất cao. Nhưng điều này hoàn toàn bình thường, miễn là không có vết mờ hay nhầy nhụa, chỉ cần cắt bỏ phần bị mốc sẽ ổn. Nếu phô mai trông nhũn nát hoặc có vết mốc, nên vứt đi vì có thể có vi khuẩn và độc tố phát triển.

3. Mứt

Theo chuyên gia Jill, bạn hoàn toàn có thể ăn mứt đã bị mốc, miễn là nó không phải là mứt dành cho người tiểu đường hoặc mứt ít đường. Bởi mứt vốn có lượng đường rất cao, giống như trái cây. Khả năng nấm mốc và vi khuẩn phát triển sẽ bị ngăn chặn bởi sự khô ráo và lượng đường cao trong mứt.

"Vì không có nước, nếu trên mứt có nấm mốc thì thường là do ai đó đã chạm vào bằng tay hoặc dùng dao chọc vào, từ đó có vụn hoặc mỡ dính lên - đó thực sự là nguyên nhân nấm mốc phát triển", Jill nói.

Những thực phẩm bị mốc nên tránh ăn

1. Lạc, bơ lạc, và các loại hạt

Aspergillus - một loại nấm mốc thường xuất hiện trên đậu phộng và các sản phẩm làm từ đậu phộng, tạo ra độc tố có thể gây ung thư gan hoặc các bệnh khác mà không bị tiêu diệt khi nấu chín.

Chuyên gia Jill cho biết: "Aspergillus là một loại nấm mốc sản sinh độc tố, phát triển trên đậu phộng và một số loại hạt khác cũng như trên một số loại ngũ cốc, nếu không được bảo quản đúng cách trước khi xay, sấy hoặc xử lý".

2. Bánh mì

Nấm mốc dễ phát triển và gây ô nhiễm các loại thực phẩm mềm và xốp như bánh mì, bánh nướng. Một loại nấm mốc phổ biến phát triển trên bánh mì là Rhizopus stolonifer, còn được gọi là nấm mốc bánh mì đen, có thể gây nhiễm trùng chết người. Thay vì mạo hiểm ăn bánh mì có mốc, tốt nhất bạn nên vứt đi để đảm bảo sức khỏe.

3. Trái cây và rau quả mềm như dưa chuột, mận và cà chua

Trái cây và rau quả có độ ẩm cao dễ bị nấm mốc phát triển dưới bề mặt và gây ô nhiễm, vì vậy chỉ nên vứt vào thùng rác. Đừng cố gắng ăn để tránh lãng phí, nếu không muốn gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

4. Phô mai mềm và phô mai vụn

Phô mai mềm bao gồm phô mai tươi và phô mai kem nên bị loại bỏ nếu phát hiện có nấm mốc, vì độ ẩm cao khiến phô mai dễ bị nhiễm bẩn phía dưới bề mặt và có nguy cơ phát triển vi khuẩn. Bạn cũng nên vứt bỏ phô mai vụn hoặc cắt lát có nấm mốc, vì chúng có thể nhiễm khuẩn từ dao cắt.

5. Thực phẩm có độ ẩm cao

Nấm mốc phát triển dễ dàng dưới bề mặt của các loại thực phẩm nhiều nước. Những loại thực phẩm này cũng dễ bị xâm nhập vi khuẩn, khiến việc ăn trở nên nguy hiểm.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị vứt bỏ những thực phẩm có nấm mốc khi xuất hiện: thịt xông khói, xúc xích, thức ăn nấu chín còn dư, thịt và gia cầm, mì ống nấu chín, sữa chua và kem chua.

1