Xem thêm

Thủy sản và hải sản giống nhau hay khác nhau? Các loại thủy sản phổ biến

Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta thường sử dụng cả hai thuật ngữ "Thủy" và "Hải" nhưng không biết nên dùng "Thủy sản" hay "Hải sản" cho đúng. Trong bài viết này, Tép Bạc...

Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta thường sử dụng cả hai thuật ngữ "Thủy" và "Hải" nhưng không biết nên dùng "Thủy sản" hay "Hải sản" cho đúng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giúp bạn phân biệt rõ hơn giữa hai khái niệm này để mang đến những thông tin hữu ích.

Thuỷ sản là gì?

Thuỷ sản (Aquaculture) bao gồm các loài động vật và thực vật được nuôi trồng, khai thác và thu hoạch trong môi trường nước nhân tạo của con người nhằm mục đích thương mại hoặc tiêu dùng cá nhân. Các loài thuỷ sản có năng suất cao và mang lại lợi nhuận lớn. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đóng góp quan trọng vào nền kinh tế và sự phát triển của một đất nước.

Thủy sản và hải sản khác nhau như thế nào?

Thường có rất ít người có thể phân biệt rõ giữa thủy sản và hải sản. Đa phần mọi người thường gọi chung cả hai thuật ngữ dưới tên "Thủy-hải sản". Tuy nhiên, nếu xét theo phiên âm Hán Việt, "thủy sản" tức là những loài được nuôi trồng trong nước, còn "hải sản" chỉ những loài được nuôi ở ngoài biển. Tuy nhiên, biển cũng là nước, vậy hai khái niệm này khác nhau như thế nào?

Nếu xét theo phiên dịch từ tiếng Anh, "thủy sản" thường được gọi là "Aquatic products" còn "hải sản" là "Seafood". Bạn đã nhận ra sự khác biệt chưa? Một từ có hậu tố "Product" và từ còn lại có hậu tố "Food".

Vậy thủy sản là thuật ngữ chung để chỉ những sản vật, nguồn lợi từ môi trường nước thông qua nuôi trồng và khai thác. Các loài thuỷ sản có thể được bán vì mục đích thương mại, thực phẩm, nguyên liệu hoặc dùng cho mục đích trang trí.

Phân biệt thủy sản và hải sản

Thủy sản

Thủy sản gồm các loại động vật và thực vật sống dưới nước. Có thể phân loại các loài thủy sản phổ biến dựa trên đặc điểm, cấu tạo, môi trường sống và khí hậu thành các nhóm sau:

Nhóm cá (fish)

Là những động vật có đặc điểm cá rõ rệt, bao gồm cả cá nước mặn, cá nước ngọt và cá nước lợ. Ví dụ: cá tra, cá bống tượng, cá chình,...

Nhóm giáp xác (crustaceans)

Phổ biến nhất là nhóm giáp xác mười chân, trong đó tôm và cua là các đối tượng nuôi quan trọng đối với nền kinh tế thủy sản Việt Nam. Ví dụ: Tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ, tôm đất, cua biển...

Nhóm động vật thân mềm (Nhuyễn thể- Molluscs)

Gồm các loài có vỏ vôi, nhiều nhất là nhóm hai mảnh vỏ và đa số sống ở biển như nghêu, sò huyết, hàu,... và một số ít sống ở nước ngọt như trai ngọc, trai...

Nhóm rong (Seaweeds)

Là các loài thực vật bậc thấp, gồm cả loài kích thước nhỏ như Chlorella, Spirulina, Chaetoceros, Sargassum, Gracilaria...

Nhóm bò sát (Reptiles) và lưỡng cư (Amphibians)

Bò sát là các động vật bốn chân có màng ối như cá sấu. Lưỡng cư là những loài có thể sống cả trên cạn lẫn dưới nước như ếch.

Hải sản

Hải sản là thuật ngữ để chỉ những sinh vật sống, được nuôi trồng và đánh bắt ở biển. Chúng có thể được bán với mục đích thương mại hoặc dùng để ăn. Hải sản bao gồm các loài cá biển, động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật da gai, cũng như rêu biển và vi tảo.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về định nghĩa của hai cụm từ "Thủy sản" và "Hải sản". Hãy sử dụng chúng một cách chính xác trong giao tiếp hàng ngày của bạn!

1