Xem thêm

RỐI LOẠN MỠ MÁU - NGUYÊN NHÂN ÂM THẦM GÂY ĐỘT TỬ

Hầu hết chúng ta đều không để ý đến rối loạn mỡ máu cho đến khi nó gây ra hậu quả nguy hiểm. Vậy làm thế nào để phòng ngừa và phát hiện bệnh kịp...

Hầu hết chúng ta đều không để ý đến rối loạn mỡ máu cho đến khi nó gây ra hậu quả nguy hiểm. Vậy làm thế nào để phòng ngừa và phát hiện bệnh kịp thời? Bài viết sau đây sẽ cho bạn thông tin về rối loạn mỡ máu và lời khuyên từ Ths. Bs Đỗ Thị Vân Anh - Bác sĩ chuyên khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn.

Rối loạn mỡ máu là gì?

Máu nhiễm mỡ, còn được gọi là rối loạn mỡ máu, rối loạn lipid máu, mỡ máu cao, là tình trạng mất cân bằng các thành phần mỡ trong máu. Cụ thể, rối loạn mỡ máu xảy ra khi nồng độ chất béo trong máu quá cao hoặc quá thấp. Có 4 chỉ số quan trọng của rối loạn mỡ máu và giới hạn an toàn của chúng:

  • Tăng nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-cholesterol hay cholesterol xấu): cụ thể chỉ số LDL-cholesterol: < 3,3 mmol/L.
  • Giảm nồng độ lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-cholesterol hay cholesterol tốt): cụ thể chỉ số HDL-cholesterol: > 1,3 mmol/L.
  • Tăng nồng độ triglyceride: cụ thể chỉ số Triglyceride: < 2,2 mmol/L.
  • Tăng Cholesterol toàn phần: cụ thể chỉ số cholesterol < 5,2 mmol/L.

Rất đơn giản, khi bạn có sự tăng chất béo xấu (LDL-Cholesterol, Triglyceride) và giảm HDL-cholesterol so với mức bình thường, bạn đang gặp rối loạn mỡ máu.

Triệu chứng của rối loạn mỡ máu?

Theo Ths. Bs Đỗ Thị Vân Anh, rất hiếm khi người bị rối loạn mỡ máu có triệu chứng cụ thể và rõ ràng. Thông thường, chúng được phát hiện trong quá trình xét nghiệm máu định kỳ hoặc sau khi người bệnh gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. Đặc biệt, ở người trẻ tuổi, dấu hiệu bệnh thường khó nhận biết hơn.

Tuy nhiên, một số dấu hiệu cảnh báo của rối loạn mỡ máu có thể bao gồm:

  • Chóng mặt và đau đầu: Rối loạn mỡ máu có thể gây ra mảng bám trong các động mạch máu, làm gián đoạn việc tuần hoàn máu lên não. Điều này gây ra mất cân bằng và các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu...
  • Mờ mắt, suy giảm thị lực: Vấn đề về thị lực xuất hiện khi máu nhiễm mỡ ảnh hưởng đến não và khả năng vận chuyển máu đến các cơ quan khác.
  • Cơn đau tim: Mạch máu đưa máu đến tim bị xơ hóa do mỡ trong máu, gây khó khăn trong việc đưa máu đến tim, dẫn đến cơn đau tim.
  • Táo bón, đầy hơi: Sự tích tụ mỡ và chất béo trong động mạch có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến nhu động ruột và gây ra táo bón.
  • Tăng huyết áp: Sự tích tụ chất béo trong động mạch giới hạn lưu lượng máu đến não, gây ra tăng huyết áp.
  • Cảm giác mệt mỏi, dinh dưỡng kém, yếu đuối.
  • Phát ban da, viêm da, ngứa da, nốt phồng nhỏ trên bề mặt da.

Những ai có nguy cơ rối loạn mỡ máu?

Người có chế độ ăn uống quá chứa đầy chất béo bão hòa như mỡ động vật, nội tạng động vật, thức ăn rán, chiên, và sử dụng nhiều dầu mỡ.

Người ít vận động dẫn đến tình trạng béo phì và tích tụ mỡ ở một vùng cơ thể hoặc toàn thân.

Người thường xuyên uống rượu, bia, và hút thuốc lá cũng có nguy cơ mắc bệnh rối loạn mỡ máu.

Tuổi tác cũng là một yếu tố nguy cơ, nguy cơ mắc bệnh tăng lên khi bạn già đi. Rối loạn mỡ máu thường xảy ra ở nam giới trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi, đồng thời, những đối tượng này cũng có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao.

Các yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng đến mức cholesterol lipoprotein có thể tùy thuộc vào gen.

Chủng tộc cũng có vai trò, người da đen có nguy cơ mắc cholesterol HDL và LDL cao hơn so với người da trắng.

Rối loạn mỡ máu - nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh tim mạch nguy hiểm

Rối loạn mỡ máu làm cho các phân tử mỡ xấu không thể được chuyển hóa, từ đó chúng lắng xuống thành mạch và gây ra mảng bám, làm dày thành mạch. Theo thời gian, các mảng xơ vữa hình thành, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho tim mạch. Xơ vữa động mạch vành gây nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch cảnh gây đột quỵ, xơ vữa động mạch hai chi dưới gây viêm tắc thiếu máu hoại tử bàn chân.

Rối loạn lipid máu cũng tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, tăng huyết áp và đái tháo đường - đây cũng là những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Vì vậy, nếu bạn được chẩn đoán rối loạn lipid máu, bạn cần được đánh giá các nguy cơ tim mạch khác để có phương pháp điều trị hiệu quả và dự phòng.

Tầm soát và chẩn đoán rối loạn mỡ máu

Tầm soát rối loạn mỡ máu định kỳ được khuyến cáo cho tất cả người trưởng thành, đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ. Kiểm tra rối loạn mỡ máu bằng cách lấy mẫu máu khi đói, tốt nhất là xét nghiệm vào buổi sáng sau khi bạn nhịn đói qua đêm.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn cung cấp gói tầm soát bệnh lý rối loạn mỡ máu, giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe. Gói khám không chỉ đánh giá rối loạn mỡ máu mà còn các chỉ số nội tiết, đái tháo đường, gout, giúp bạn phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.

Để biết thêm chi tiết về gói tầm soát bệnh lý, bạn có thể tìm hiểu tại đây.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn chấp nhận Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm sức khỏe.

Để nhận được tư vấn và thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn, bạn có thể đặt hẹn qua hotline 1800 67 67 hoặc 0901 838 115.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn

1