Xem thêm

Mẹo hay trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà

Tưa lưỡi là một bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Những chấm trắng hình thành ở đầu lưỡi và...

Tưa lưỡi là một bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Những chấm trắng hình thành ở đầu lưỡi và lớp màng trắng bao phủ toàn bộ bề mặt lưỡi là những dấu hiệu của tình trạng này. Cha mẹ không cần lo lắng, vì có một số phương pháp trị tưa lưỡi cho trẻ tại nhà mà bạn có thể áp dụng để giúp bé yêu nhanh chóng khỏi bệnh.

Trị tưa lưỡi cho bé bằng rau ngót

Lấy 1 nắm lá rau ngót rửa sạch, đun sôi với nước muối loãng. Đợi nước nguội bớt, mẹ lấy lá ngót nghiền nát rồi lọc lấy nước, dùng nước này để rơ lưỡi bé vào buổi sáng và tối. Điều này không chỉ giúp thanh nhiệt và giải độc, mà còn loại bỏ mảng bám trên lưỡi bé một cách hiệu quả và an toàn.

Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng cách này cho trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên, vì rau ngót có thể gây kích thích đường ruột và gây rối loạn tiêu hóa cho trẻ.

trị tưa lưỡi cho trẻ Trị tưa lưỡi bằng rau ngót chỉ nên áp dụng cho bé từ 5 tháng tuổi trở lên

Trị tưa lưỡi cho bé bằng lá hẹ

Lá hẹ rửa sạch, đập dập, sau đó cho ít nước sôi vào khuấy đều, lọc lấy nước. Mẹ dùng nước đó rơ lưỡi cho bé 2 lần mỗi ngày, sáng và tối. Lá hẹ là thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn và làm sạch lưỡi rất an toàn cho bé.

Trị tưa lưỡi cho bé bằng trà xanh

Rửa sạch lá trà xanh, đun sôi với nước sạch và hạt muối khoảng vài phút cho lá trà phai ra. Sau đó, để nước trà nguội bớt, rồi lấy nước này rơ lưỡi cho bé hàng ngày.

trị tưa lưỡi cho trẻ Các tinh chất có trong lá trà xanh giúp sát khuẩn tự nhiên cho trẻ

Trị tưa lưỡi cho bé bằng nước muối

Mẹ có thể tự pha nước muối ở nhà hoặc mua nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho bé. Đây là cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị tưa lưỡi cho trẻ.

Nếu đã thử tất cả các phương pháp trên mà không đem lại hiệu quả, hãy đưa bé tới bệnh viện hoặc phòng khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.

Hướng dẫn các bước rơ lưỡi cho trẻ tại nhà

  • Chuẩn bị một miếng gạc rơ lưỡi sạch.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho bé. Sau đó, lấy miếng gạc quấn vào ngón trỏ, thấm dung dịch đã được chuẩn bị để rơ lưỡi cho bé.
  • Rơ lưỡi khi bé đói, trước mỗi bữa ăn 30 phút, tốt nhất là buổi sáng sau khi bé ngủ dậy.

trị tưa lưỡi cho trẻ Mẹ nên rơ lưỡi khi bé đói, trước mỗi bữa ăn 30 phút, tốt nhất là buổi sáng sau khi bé ngủ dậy

  • Bế trẻ lên bằng một tay và giữ ở tư thế thoải mái nhất. Đưa tay quấn gạc vào miệng bé, bắt đầu rơ từ 2 bên má, sau đó đến các nơi khác trong vòm miệng và cuối cùng là lưỡi.
  • Nhẹ nhàng lau sạch lưỡi cho bé. Nếu bé quấy khóc, hãy trò chuyện và dỗ dành bé trong khi thực hiện động tác để bé cảm thấy thoải mái hơn.

Một số lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ tại nhà

  • Không để tưa rơi vào miệng trẻ và không đưa ngón tay vào quá sâu, vì có thể kích thích cổ họng, gây nôn trớ và tổn thương họng.
  • Không sử dụng mật ong để đánh tưa lưỡi cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, vì mật ong chứa độc tố botulinum và bào tử. Các độc tố này có thể gây ngộ độc và ảnh hưởng đến thần kinh cơ của bé.
  • Không tự ý trị tưa lưỡi cho trẻ bằng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Không cạy tưa lưỡi bằng mọi hình thức, vì sẽ gây chảy máu và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Cách phòng tránh tưa lưỡi cho bé

Để phòng bệnh nấm lưỡi cho trẻ, cần thực hiện đồng thời ở cả mẹ và bé:

Đối với trẻ:

  • Thường xuyên vệ sinh khoang miệng của trẻ, đặc biệt là sau khi bú hoặc ăn.
  • Sử dụng khăn tắm, khăn mặt riêng cho trẻ. Đồ dùng và đồ chơi của bé cần được làm sạch bằng nước nóng để tiêu diệt các bào tử nấm.
  • Vệ sinh miệng cho bé bằng nước muối sinh lý 0.9% hoặc nước sạch ấm hàng ngày.
  • Đối với những trẻ mắc các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch, cần kết hợp điều trị và nâng cao sức đề kháng.

trị tưa lưỡi cho trẻ Khi nuôi con bú, nếu phát hiện bị nấm núm vú, mẹ cần khám và điều trị ngay để tránh lây cho trẻ

Đối với mẹ:

  • Vệ sinh lại vú trước và sau khi cho con bú.
  • Nếu phát hiện bị nhiễm nấm âm đạo trong quá trình mang thai, cần gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh lây nhiễm cho con trong quá trình sinh thường.
  • Khi nuôi con bú, nếu phát hiện bị nấm núm vú, mẹ cần khám và điều trị ngay để tránh lây cho trẻ.
  • Không hôn môi/má và không để người lạ hôn môi/má trẻ, để tránh lây nhiễm nấm cho trẻ.

Nấm lưỡi không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng kéo dài sẽ gây khó chịu khi ăn uống và ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần quan sát bé thường xuyên để phát hiện kịp thời tình trạng này và có biện pháp điều trị hiệu quả.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh facebook.com/BVNTP youtube.com/bvntp

1