Xem thêm

Kali và Khả năng Hấp Thụ Kali của Thực Vật từ Thổ Nhưỡng

Kali - Một Nguyên Tố Quan Trọng Đối Với Thực Vật Kali không phải là một nguyên tố cấu thành cơ thể thực vật, nhưng vai trò của nó rất quan trọng trong việc vận...

Kali - Một Nguyên Tố Quan Trọng Đối Với Thực Vật

Kali không phải là một nguyên tố cấu thành cơ thể thực vật, nhưng vai trò của nó rất quan trọng trong việc vận chuyển đường, tác dụng đồng hóa Cacbon tạo tinh bột, tổng hợp Protein, và sản xuất các chất cần thiết khác như Vitamin và chất chống oxi hóa. Tổng quan, Kali đóng vai trò then chốt trong hoạt động sống của thực vật. Thực vật hấp thụ Kali từ đất dưới dạng ion vô cơ (K+), và Kali được hấp thụ vào cơ thể thực vật và tồn tại dưới dạng muối hòa tan vô cơ hoặc hữu cơ. Nhu cầu Kali của thực vật thường cao hơn hoặc bằng nhu cầu Nitơ. Bón quá nhiều Kali sẽ mất cân bằng tỉ lệ K-Ca-Mg, gây thiếu Canxi hoặc Magnesium trên cây trồng.

Khả năng Hấp Thụ Kali của Thực Vật Từ Thổ Nhưỡng

Một nghiên cứu tại Nhật Bản về cây lúa đã cho thấy rằng vùng đất được bón đủ các nguyên tố N:P:K:Ca và vùng không bón Kali có sản lượng thu hoạch tương đương nhau. Lượng Kali cung cấp cho cây trồng từ nước chiếm khoảng 40%, còn lại 60% được hấp thụ từ thổ nhưỡng. Kali tồn tại trong thổ nhưỡng dưới 3 dạng: dạng Ion (K+), dạng Kali cố định và dạng Kali tồn tại trong khoáng sơ cấp. Dạng Ion (K+) có thể được cây trồng hấp thụ ngay, dạng Kali cố định có tốc độ hấp thụ chậm hơn, và dạng Kali trong khoáng sơ cấp tồn tại với số lượng lớn nhất và ổn định nhất.

Các loài thực vật khác nhau có khả năng hấp thụ Kali từ nguồn khoáng sơ cấp khác nhau. Cây họ lúa có khả năng hấp thụ Kali từ nguồn khoáng sơ cấp là lớn nhất, khoảng từ 72% đến 93% nhu cầu cần thiết về lượng Kali. Rễ của cây họ lúa tác động vào khoáng sơ cấp và giải phóng các nguyên tố chính như Silic, Nhôm, và Kali tồn tại dưới dạng ion, từ đó cây trồng có thể hấp thụ được. Đồng thời, quá trình hấp thụ Kali cũng giúp cây họ lúa hấp thụ mạnh Silic từ nguồn khoáng sơ cấp này.

Hiện nay, phân tích chỉ số Kali được tiến hành bằng cách hòa tan đất vào dung dịch Amoni axetat để xác định lượng Kali hòa tan. Tuy nhiên, phương pháp này bỏ qua một lượng lớn Kali tồn tại trong khoáng sơ cấp không tan trong Amoni axetat.

Vì vậy, để sử dụng Kali hiệu quả trong canh tác nông nghiệp, chúng ta cần cân đối giữa khả năng hấp thụ Kali từ thổ nhưỡng của từng loại cây trồng với giá trị phân tích thổ nhưỡng. Dựa trên thông tin này, thiết kế dinh dưỡng và bón phân cho cây trồng sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.

Kali và khả năng hấp thụ Kali của thực vật từ thổ nhưỡng Kali và khả năng hấp thụ Kali của thực vật từ thổ nhưỡng Kali và khả năng hấp thụ Kali của thực vật từ thổ nhưỡng

Thông tin được tổng hợp từ nguồn: https://www.yanmar.com/jp/agri/agri_plus/soil/articles

1