Xem thêm

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ chuẩn liều lượng, thời gian

Giới thiệu Bổ sung sắt cho trẻ là một việc rất quan trọng để phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt và đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho bé. Tuy nhiên, việc bổ sung...

Giới thiệu

Bổ sung sắt cho trẻ là một việc rất quan trọng để phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt và đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho bé. Tuy nhiên, việc bổ sung sắt sai cách có thể gây rủi ro cho sức khỏe của con. Trong bài viết này, Ferrolip Baby sẽ hướng dẫn mẹ bổ sung sắt cho bé chuẩn liều lượng, thời gian và cách dùng.

Vai trò của sắt với cơ thể

Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Nó là thành phần chính của hemoglobin và myoglobin, giúp cơ thể vận chuyển oxy từ phổi tới tế bào, đồng thời cũng dự trữ oxy trong cơ bắp. Ngoài ra, sắt còn tham gia điều hoà các hoạt động chuyển hoá trong cơ thể và thúc đẩy hệ miễn dịch của trẻ.

Trẻ thiếu sắt thường mệt mỏi, lười vận động, ăn uống kém và chậm tăng cân. Thiếu sắt cũng có thể làm bé cáu gắt, khó tập trung và ghi nhớ kém, ảnh hưởng đến khả năng học tập. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các trẻ không được bổ sung đủ sắt thường có hệ miễn dịch kém, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp và nhiễm khuẩn tiêu hoá.

Nguyên nhân khiến trẻ thiếu sắt

Có một số nguyên nhân thường gặp dẫn tới tình trạng bé thiếu sắt, bao gồm:

  • Không nhận đủ lượng sắt dự trữ từ mẹ: Trẻ sinh non, nhẹ cân hoặc mẹ không bổ sung đủ sắt trong thai kỳ.
  • Chế độ ăn thiếu sắt: Lượng sắt trong sữa mẹ không đủ, uống sữa công thức có hàm lượng sắt thấp, lạm dụng sữa tươi. Thiếu sắt cũng thường gặp ở trẻ ăn dặm ít, ăn chay.
  • Hấp thu sắt kém: Tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, dị dạng dạ dày - ruột hoặc đã phẫu thuật ruột non.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Trẻ nhiễm giun sán dẫn tới mất máu.

trẻ sinh non có nguy cơ thiếu sắt

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ cần bổ sung sắt

Mẹ nên bổ sung sắt cho bé nếu con thuộc nhóm có nguy cơ cao hoặc có những dấu hiệu thiếu sắt như:

  • Nhóm trẻ có nguy cơ cao thiếu sắt: Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân, không bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, chế độ ăn nghèo dinh dưỡng hoặc lạm dụng sữa bò.
  • Da xanh xao, nhợt nhạt.
  • Thường xuyên mệt mỏi, uể oải, hay buồn ngủ.
  • Biếng ăn, ăn không ngon miệng.
  • Chậm tăng cân.
  • Lười vận động, ít khi nô đùa như những trẻ cùng tuổi.
  • Hay đau đầu, chóng mặt.
  • Trẻ hay cáu gắt, khó tập trung, ghi nhớ kém.
  • Ốm vặt, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi.
  • Rụng tóc, móng tay móng chân khô, dễ gãy.
  • Trẻ ngủ kém, hay trằn trọc, dễ tỉnh.
  • Hội chứng chân không yên: Trẻ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và muốn cử động chân để giảm cảm giác khó chịu. Tình trạng này thường tăng lên vào ban đêm càng khiến trẻ khó ngủ và dễ tỉnh giấc, quấy khóc đêm.
  • Hội chứng Pica: Trẻ luôn thèm ăn những thứ không phải thực phẩm như đất sét, tẩy, bút chì. Hội chứng này làm tăng nguy cơ bé bị ngộ độc. Ngoài ra, mẹ cần bổ sung sắt nếu xét nghiệm chỉ số sắt trong huyết thanh của bé dưới 50mcg/dL hoặc 9.0mcmol/L.

dấu hiệu cần bổ sung sắt cho trẻ

Bổ sung sắt cho trẻ với liều lượng bao nhiêu? Trong bao lâu?

Việc bổ sung sắt cho trẻ nhỏ cần chuẩn liều lượng và thời gian để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Vì vậy, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ hoặc những người có chuyên môn trước khi bổ sung sắt cho bé. Dưới đây là một số thông tin dựa trên các nghiên cứu mà mẹ có thể tham khảo:

Bổ sung sắt cho trẻ sinh non

Hầu hết lượng sắt dự trữ của trẻ được nhận từ mẹ trong 3 tháng cuối thai kỳ. Quá trình này bị gián đoạn, khiến lượng sắt dự trữ của trẻ khi sinh rất thấp. Ngoài ra, trẻ sinh non có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, khiến lượng sắt dự trữ sớm bị cạn kiệt. Theo khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ sinh non cần bổ sung 2mg/kg sắt nguyên tố mỗi ngày từ tháng thứ 1 cho tới 12 tháng tuổi. Đối với trẻ sinh non và dinh dưỡng bằng sữa công thức hoàn toàn, liều sắt giảm xuống còn 1mg/kg/ngày.

Tuy nhiên, liều lượng sắt bổ sung cho trẻ sinh non tuỳ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khoẻ của bé. Vì vậy, mẹ nên để lại thông tin để được tư vấn cụ thể từ chuyên gia.

Bổ sung sắt cho trẻ sinh đủ tháng

Những trẻ sinh đủ tháng thường có lượng sắt dự trữ đủ dùng trong 4 tháng đầu đời và cũng nhận thêm sắt từ sữa mẹ. Sau 4 tháng, lượng sắt dự trữ giảm dần, vì vậy mẹ cần bổ sung sắt cho bé cho tới khi con ăn được 2 khẩu phần ăn dặm/ngày. Mẹ có thể tham khảo liều bổ sung sắt hàng ngày theo khuyến nghị của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ dành cho từng nhóm tuổi như sau:

  • 7-12 tháng tuổi: 11mg/ngày
  • 1-3 tuổi: 7mg/ngày
  • 4-8 tuổi: 10mg/ngày
  • 9-13 tuổi: 9mg/ngày
  • 14-18 tuổi (trẻ nam): 11mg/ngày
  • 14-18 tuổi (trẻ nữ): 15mg/ngày

Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều sắt có thể gây rủi ro cho sức khỏe của trẻ như nôn, kích ứng tiêu hoá, ngộ độc, tổn thương gan. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, tổng lượng sắt tối đa trẻ dưới 13 tuổi nhận được từ thực phẩm, sản phẩm bổ sung không quá 40mg/ngày.

Mẹ nên bổ sung sắt cho trẻ trong bao lâu?

Thời gian bổ sung sắt cho trẻ nhỏ có thể chia thành nhiều đợt trong năm, mỗi đợt kéo dài từ 2-3 tháng. Tuy nhiên, liều lượng và thời gian cụ thể sẽ phụ thuộc vào cân nặng của trẻ, chế độ dinh dưỡng và tình trạng sức khoẻ. Vì vậy, mẹ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc người có chuyên môn để bổ sung sắt cho trẻ đúng cách.

Bổ sung sắt cho trẻ bằng cách nào?

Tuỳ thuộc vào độ tuổi và tình trạng phát triển của trẻ, mẹ có thể lựa chọn bổ sung sắt cho bé theo các biện pháp sau:

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Sữa mẹ không chứa nhiều sắt, nhưng sắt trong sữa mẹ có khả năng hấp thu tốt lên đến 50-70%. Đối với trẻ sinh đủ tháng, sữa mẹ có thể đáp ứng nhu cầu sắt trong 4 tháng đầu đời. Mẹ cần ăn đa dạng thực phẩm, đặc biệt là các loại giàu sắt như thịt bò, gan động vật và rau xanh đậm màu. Các loại trái cây giàu vitamin C cũng nên được ưa chuộng vì nó giúp tăng cường hấp thu chất sắt trong cơ thể.

bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Bổ sung qua thực phẩm giàu sắt

Trẻ bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6, trong giai đoạn này, trẻ có thể nhận sắt qua thức ăn. Vì vậy, mẹ cần xây dựng thực đơn đa dạng để bổ sung đủ sắt và các dưỡng chất khác cho bé. Trong thực phẩm, sắt tồn tại dưới 2 dạng chính là heme và non heme. Thực vật chỉ chứa loại sắt non heme còn động vật chứa cả sắt heme và non heme với tỷ lệ 40/60. Sắt heme có khả năng hấp thu tốt hơn sắt non heme. Vì vậy, mẹ nên ưu tiên sắt từ thực phẩm động vật và đa dạng thực đơn cho trẻ.

Sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt cho trẻ

Để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất cho trẻ nhỏ, mẹ có thể tham khảo các tiêu chí sau từ chuyên gia:

  • Lựa chọn sản phẩm chứa sắt amin: Sắt amin là dòng sắt hữu cơ mới nhất và được các bác sĩ khuyên dùng cho trẻ nhỏ. Nghiên cứu cho thấy sắt amin có khả năng hấp thu cao hơn và tăng dự trữ sắt trong cơ thể tốt hơn sắt Polymaltose.
  • Lựa chọn sắt dạng nước: Trẻ nhỏ còn hạn chế khả năng nhai và nuốt, vì vậy sắt dạng nước sẽ phù hợp hơn.
  • Sản phẩm có định lượng chính xác: Mẹ nên chọn sản phẩm có chia liều theo từng nhóm tuổi để đảm bảo bổ sung chuẩn liều và tránh dư thừa.
  • Sản phẩm dễ uống: Sắt thường có vị tanh đặc trưng, khiến trẻ khó chịu. Mẹ nên chọn sản phẩm đã được bào chế để giảm vị tanh và có hương vị thơm ngon, giúp trẻ hợp tác hơn khi sử dụng.

bổ sung sắt cho trẻ bằng sắt amin Sắt amin - Sắt hữu cơ thế hệ mới an toàn và hiệu quả cho bé

Tác dụng phụ khi uống sắt

Không phải tất cả các trẻ đều gặp tác dụng phụ khi uống sắt. Tuy nhiên, tình trạng sức khoẻ, loại sắt bổ sung, các thuốc đang sử dụng hoặc việc uống sắt sai cách cũng có thể gây ra các tác dụng phụ nhất định. Một số tác dụng phụ khi uống sắt bao gồm:

  • Tại thời điểm uống: Trẻ có thể gặp các vấn đề như đi ngoài hoặc táo bón, ăn không ngon miệng, đi ngoài phân đen và răng xỉn màu.
  • Tác dụng phụ khi lạm dụng sắt: Lạm dụng sắt có thể gây tổn thương gan, rối loạn nhịp tim, viêm khớp.

Tuy nhiên, các tác dụng phụ trên thường ít xảy ra nếu mẹ chọn sản phẩm sắt phù hợp, hấp thu tốt và tuân thủ đúng liều lượng.

Kết luận

Bổ sung sắt cho trẻ chuẩn liều lượng và thời gian là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho bé. Mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia và tuân thủ các khuyến nghị về liều lượng và thời gian bổ sung sắt cho trẻ. Đồng thời, lựa chọn các sản phẩm bổ sung sắt phù hợp và đa dạng thực đơn để đảm bảo bé nhận đủ các dưỡng chất cần thiết. Bằng việc bổ sung đúng cách, mẹ sẽ giúp bé phát triển một cách tốt nhất và giảm nguy cơ thiếu máu thiếu sắt.

1