Xem thêm

Tổng hợp những mẹo tránh thực phẩm gây sảy thai mà bà bầu cần biết

Khi mang bầu, bạn cần phải biết những loại thực phẩm có thể gây sảy thai hoặc không tốt cho sự phát triển của em bé. Điều này là để đảm bảo cho một thai...

Khi mang bầu, bạn cần phải biết những loại thực phẩm có thể gây sảy thai hoặc không tốt cho sự phát triển của em bé. Điều này là để đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh và chờ đón con yêu ra đời. Dưới đây là tổng hợp các loại thực phẩm mà mẹ bầu nên tránh hoặc hạn chế ít nhất trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Mang thai không nên ăn dứa

Dứa chứa bromelain, một enzyme có thể làm mềm cổ tử cung và kích thích cơn co thắt dẫn đến sảy thai. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn một lượng dứa vừa phải, chẳng hạn vài lát mỗi tuần. Nếu tiêu thụ với số lượng lớn, điều này có thể gây chảy máu.

Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn cua

Mặc dù cua là một nguồn canxi phong phú, nhưng chúng cũng chứa hàm lượng cholesterol cao có thể gây co bóp tử cung và chảy máu trong và sảy thai. Vì vậy, trong ba tháng đầu, bạn nên ăn cua rất hạn chế.

Phụ nữ mang thai nên ăn ít vừng

Hạt vừng hay hạt mè chỉ nên ăn với số lượng ít và đặc biệt là không nên ăn cùng với mật ong. Việc này sẽ có hại cho sự phát triển của thai nhi trong thời kỳ đầu mang bầu.

Hạt vừng Hạt vừng - nên ăn ít và không nên ăn cùng mật ong

Tránh ăn gan động vật

Chỉ nên ăn gan động vật khoảng hai lần một tháng. Nếu tiêu thụ với số lượng lớn, nó sẽ thúc đẩy sự tích lũy dần dần retinol có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của em bé.

Nha đam có thể gây sảy thai

Mặc dù nha đam thường được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng lại không có lợi cho bà bầu. Nha đam chứa anthraquinone, một chất nhuận tràng có thể gây ra cơn co thắt tử cung và chảy máu vùng chậu dẫn đến sảy thai.

Nha đam Nha đam - không nên ăn khi mang bầu

Đu đủ xanh - Thức phẩm gây sảy thai nên tránh

Đu đủ xanh có các thành phần hoạt động như thuốc nhuận tràng và gây co bóp tự cung. Vậy nên, nếu bạn lỡ ăn phải hạt đu đủ, nó cũng giàu enzyme gây co bóp tử cung dẫn đến sảy thai.

Đu đủ xanh Đu đủ xanh - gây co bóp tử cung và nên tránh khi mang bầu

Sữa tươi chưa tiệt trùng

Sữa tươi chưa tiệt trùng hay các loại pho mát có vi khuẩn mang bệnh như Listeria monocytogenes có thể gây hại cho thai. Tiêu thụ các sản phẩm sữa như vậy có thể dẫn đến các biến chứng trong thai kỳ.

Sữa tươi chưa tiệt trùng Sữa tươi chưa tiệt trùng - có thể gây hại cho thai

Bà bầu không nên tiêu thụ nhiều caffeine

Theo nghiên cứu, caffeine ở mức độ ít khá an toàn khi mang thai. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nhiều caffeine có thể dẫn đến sảy thai hoặc em bé thiếu cân. Hơn nữa, caffeine cũng có thể làm mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn. Nên hạn chế tiêu thụ caffeine từ cà phê, trà, socola và các đồ uống năng lượng khác.

Caffeine Caffeine - hạn chế tiêu thụ nhiều khi mang bầu

Phụ nữ mang thai tuyệt đối không ăn cá giàu thủy ngân

Bà bầu nên thận trọng khi ăn cá. Nên tránh các loại cá giàu thủy ngân như cá mập, cá kiếm, vua cá thu và cá ngừ (đặc biệt là cá ngừ albacore). Thủy ngân là một chất độc hại cao có thể ảnh hưởng xấu đến não bộ và hệ thần kinh của em bé.

Cá giàu thủy ngân Cá giàu thủy ngân - nên ăn ít và không nên ăn khi mang bầu

Phụ nữ mang thai cần cẩn trọng với các loại thảo mộc

Hầu hết các chuyên gia khuyên không nên sử dụng thảo mộc trong thai kỳ, vì chúng có chứa steroid có thể ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng của em bé. Ngoài ra, rất nhiều loại thảo dược chưa được nghiên cứu đầy đủ về thành phần dược chất có thể gây hại cho sự phát triển của em bé.

Đang mang thai không nên ăn nhiều đào

Quả đào có thể tạo ra nhiệt quá mức trong cơ thể và dẫn đến chảy máu bên trong nếu ăn với số lượng lớn. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên ăn vài quả đào mỗi tuần và cần gọt vỏ kỹ trước khi ăn.

Đào Đào - hạn chế tiêu thụ nhiều khi mang bầu

Thực phẩm chế biến sẵn không thích hợp với bà bầu

Các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt nhồi, pate, thịt băm, salami, thịt nguội và dăm bông không an toàn khi mang thai. Chúng chứa các vi khuẩn như Toxoplasma gondii, listeria hoặc salmonella, có thể gây ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, bà bầu nên đặc biệt tránh ăn thịt chưa nấu chín hoặc thịt sống.

Thịt chế biến sẵn Thịt chế biến sẵn - không an toàn khi mang bầu

Không nên ăn trứng sống trong thai kỳ

Trứng sống có thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella. Vi khuẩn này có thể gây sốt, buồn nôn, nôn, co thắt dạ dày và tiêu chảy. Trong một số ít trường hợp, nhiễm trùng có thể gây ra co bóp tử cung dẫn đến sinh non hoặc thai chết lưu. Nên tránh tiêu thụ các thực phẩm chứa trứng sống như trứng chiên nhẹ, trứng chần, sốt trứng, kem, bánh kem.

Trứng sống Trứng sống - cẩn trọng tiêu thụ khi mang bầu

Rau chưa rửa và rau chưa chín

Rau lá xanh có lợi cho bà bầu, nhưng rau sống hoặc chưa nấu chín có thể chứa ký sinh trùng toxoplasma gondii hoặc các vi khuẩn và ký sinh trùng gây ngộ độc như E.coli, Salmonella và Listeria. Phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh có thể truyền cho con và gây các biến chứng nghiêm trọng như mù lòa, thiểu năng trí tuệ hoặc tổn thương não. Vì vậy, hãy rửa rau trong nước sạch, ngâm rau với nước muối và nấu chín trước khi ăn.

Rau chưa chín Rau chưa chín - rửa kỹ và nấu chín trước khi ăn

Phụ nữ mang thai không nên ăn hải sản sống

Hải sản sống có thể bị ô nhiễm bằng listeria, một loại vi khuẩn có thể gây sảy thai hoặc sinh non. Vì vậy, chỉ nên ăn hải sản đã nấu chín để đảm bảo an toàn cho bà bầu và em bé.

Một số loại gia vị nên tránh hoặc tiêu thụ ít khi mang thai

Cỏ cà ri, Ferula assa-foetida, tỏi, bạch chỉ, bạc hà và gia vị quá cay tốt nhất nên tránh khi mang thai. Những gia vị này có thể kích thích tử cung dẫn đến co thắt, sinh non và sảy thai. Chúng cũng có thể gây loãng máu và chảy máu trong thai kỳ.

Thai phụ tuyệt đối không ăn khoai tây mọc mầm

Khoai tây mọc mầm có thể cản trở sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, hãy tránh ăn khoai tây mọc mầm, đặc biệt là bà bầu.

Khoai tây mọc mầm Khoai tây mọc mầm - không nên ăn khi mang bầu

Phụ nữ đang mang thai không uống rượu

Việc uống rượu có thể gây hại đến sự phát triển não bộ của thai nhi và tăng nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu. Ngay cả một lượng nhỏ cũng có thể dẫn đến dị tật khuôn mặt, dị tật tim và thiểu năng trí tuệ.

Mang thai hạn chế đồ ăn vặt quá nhiều đường

Trong các loại đồ ăn vặt chiên, bánh kẹo chứa nhiều đường, chất béo có hại và ít dinh dưỡng có thể gây bệnh tiểu đường thai kỳ, tăng cân và bệnh tim. Hơn nữa, việc tiêu thụ đồ ăn vặt quá nhiều đường cũng có thể làm cho em bé thừa cân.

Đồ ăn vặt Đồ ăn vặt chứa nhiều đường - hạn chế khi mang bầu

7 điều cần nhớ để phòng ngừa sảy thai

Rửa tay

Cách dễ nhất để tránh mắc phải bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào là thực hành vệ sinh tay tốt và giữ khoảng cách xã hội với người bệnh. Rửa tay trong ít nhất 20 giây bằng xà phòng và nước sạch. Luôn rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh, khi bạn ở gần bất cứ ai bị bệnh và sau khi chạm vào những thứ có nguy cơ lây nhiễm bệnh như tiền, tay nắm cửa hoặc giỏ hàng.

Từ bỏ hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc

Hút thuốc là một nguy cơ lớn đối với sức khỏe. Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, bệnh phổi, bệnh tim, huyết áp cao và đột quỵ. Phụ nữ mang thai hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. Trẻ sinh ra từ những phụ nữ hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh cao hơn.

An toàn thực phẩm và nguyên tắc ăn uống

Nguyên tắc ăn uống trong thai kỳ là duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Bạn cần bổ sung tất cả các nhóm thực phẩm với đầy đủ vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng cần thiết để mẹ khỏe, bé phát triển tốt. Tuy nhiên, cần tránh những thực phẩm được khuyến cáo để loại bỏ nguy cơ có hại cho thai nhi và mẹ. Chú ý về việc rửa tay trước và sau khi xử lý thực phẩm, nấu thịt, cá và trứng đến nhiệt độ khuyến nghị, làm lạnh thức ăn thừa kịp thời, sử dụng hoặc đông lạnh thịt và cá trong vòng một đến hai ngày kể từ ngày mua, và rửa kỹ sản phẩm tươi.

Tiêm phòng trước khi mang thai

Tiêm phòng trước khi mang thai giúp phụ nữ khỏe mạnh hơn trong thai kỳ và tránh mắc các bệnh có nguy cơ cao đối với thai nhi và gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.

Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai và định kỳ trong khi mang thai

Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai và định kỳ trong khi mang thai giúp thai phụ có một thai kỳ khỏe mạnh và phòng ngừa các nguy cơ cho em bé.

Cẩn trọng khi uống thuốc

Hãy bắt đầu uống vitamin trước khi mang thai và trong thai kỳ. Bất kỳ loại thuốc điều trị nào cũng cần được tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu bạn đang trong thai kỳ để tránh các nguy cơ có thể xảy ra cho em bé.

Quan hệ tình dục an toàn

Không nên quan hệ tình dục trong thời điểm bạn mới đậu thai, với những người có thể chất yếu, dễ sảy thai, tiền sử sinh non. Đặc biệt, quan hệ tình dục trong thai kỳ cần sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể làm tăng nguy cơ xấu đối với em bé.

Hãy nhớ những điều trên để giúp bạn phòng ngừa sảy thai và có một thai kỳ khỏe mạnh và an lành.

1